Công năng của nhân sâm Bố Chính
Nhân sâm chất nhuận, chưởng quản chân khí, cố năng tư huyết, phận chi thần công, hồi dương cứu nghịch, quy thần cải tử
Như đã nói nhiều lần, khẳng định rằng, nhân sâm Bố Chính (nhân sâm Phú Yên) không hề kém cạnh các loại nhân sâm thượng hạng thương mại của Triều, Hàn, Trung, Hoa… trong ứng dụng lâm sàng. Đặc biệt, với phương thức cô tích, thì nhân sâm Bố Chính ngang ngửa nhân sâm thứ thiệt (mà giờ chắc chỉ còn là huyền thoại).
Đáng mừng là, nhiều nơi ở Việt Nam đã trồng (bán tự nhiên) nhân sâm Bố Chính. Đáng tiếc, vẫn chỉ bán cho thương lái nước ngoài, chưa lưu hành rộng rãi nội địa (có nông trang vừa mới trồng, người ta đã đến đặt mua đứt cả vườn rồi). Do đó, khi hỏi các hiệu thuốc toàn quốc về nhân sâm Bố Chính, hầu hết đều lắc đầu, “không có, rất hiếm, rất đắt” và họ tư vấn nên dùng các loại nhân sâm thương mại của nước ngoài.
Việt Nam đã thành lập nhóm các nhà khoa học (Trung tâm Dược liệu miền Trung), trồng và nghiên cứu, bảo tồn nhân sâm Bố Chính (thấy lên cả VTC). Thực ra, “bảo tồn nguồn gen quý hiếm” là nói quá thôi, chứ rất nhiều nơi đã trồng trước khi các nhà khoa học vào cuộc từ lâu rồi.
Xin lưu ý rằng, nhân sâm nói chung và nhân sâm Bố Chính nói riêng, các saponin không phải có sẵn trong củ và cứ thế lớn dần. Mà chúng được hình thành thông qua quá trình hấp thụ tinh khí đất trời của cây nhân sâm. Do đó, các phương pháp trồng làm cho củ nhanh to, nhanh thu (kiểu công nghiệp), thì củ nhân sâm chỉ còn giá trị dinh dưỡng như… củ cải (có khi không bằng ấy) mà thôi.
Nhân sâm Bố Chính đã từng nổi danh từ xa xưa, sau vì không được quan tâm, nên tưởng bị tuyệt chủng (thực tế vẫn lưu truyền trong dân gian), kể cả nơi được coi là quê mẹ của nhân sâm Bố Chính (Châu Bố Chính, Minh Chính – Bố Trạch, Quảng Trạch – Quảng Bình ngày nay), người ta cũng chỉ được nghe các cụ già kể lại, chứ chưa hề thấy mặt.
- Nhân sâm Bố Chính từng là sản vật quý tiến vua, cống nạp sang Trung Quốc. Sách Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn viết: “Châu Bắc Bố Chính có 75 xã, thôn, phường, sản xuất nhân sâm, yến sào, mật ong… Nhân sâm sản xuất ở các xã Phù Lưu, Tiên Lễ châu Bắc Bố Chính, hoa màu tía, trồng trong chậu cát cũng sống, chưng phơi đúng phép thì tình trạng chẳng khác gì sâm Bắc (ý chỉ nhân sâm Trung Quốc), mùi thanh ngọt, uống vào cơ thể tăng thêm khí lực, người ta dùng nhiều”.
- Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết: “Bình sâm tức nhân sâm Nam, sản xuất ở núi Thành Thang huyện Minh Chính, có lệ tiến”.
- Sách Đại Nam dư địa chí Ước biên của Cao Xuân Dục nhắc đến sâm Bố Chính hàng năm được cung tiến vua cùng với các loại sản vật khác.
- Trong “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi viết sâm Bố Chính là vị thuốc quý.
- Một số sách của Trung Quốc cũng nhắc đến nhân sâm Nam (tức nhân sâm Bố Chính), được cống nạp. Do đó, các nhà Trung y đã để ý đến nhân sâm Bố Chính từ lâu, và tất nhiên, họ tận thu mua của ta.
- Ở góc độ y học hiện đại, thành phần hóa học và dược tính của nhân sâm Bố Chính mới được biết đến như sau: Thành phần hoá học: 35 – 40%, tinh bột (Đỗ Tất Lợi, 1999). Theo Trần Công Luận: Nhân sâm Bố Chính chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%. lipid gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %. Các acid amin gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin,prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%. Chất nhầy là D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố : Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.
Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, rễ sâm Bố Chính phải chứa 30 – 40% chất nhầy (tính theo dược liệu khô kiệt).
Tác dụng dược lý:
Bằng đường uống và tiêm phúc mạc, cao cồn nhân sâm Bố Chính có tác dụng gây giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, đối kháng với tác dụng bằng hoạt động của amphetamin, kéo dài thời gian gây ngủ bởi thuốc ngủ barbituric, và chống co giật gây bởi pentetrazol. Điều đó chứng tỏ sâm Bố Chính có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần.
Ở góc độ y học cổ truyền Việt Nam, tính vị, công năng của nhân sâm Bố Chính:
✅ Vị ngọt (nhạt), hơi nhớt, tính bình, vào 2 kinh tỳ, phế, đem dương khí đi lên. Có tác dụng đại bổ nguyên khí, điều dưỡng vinh huyết, nuôi dưỡng vệ khí, chỉ khát, sinh tân dịch, sao với gạo thì tính ấm, bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm sức mạnh. Công dụng: Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, đau lưng, đau mình, các chứng ho sốt nóng, trong người khô, táo bón, khát nước, gầy còm. Có khi được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, điều kinh, chữa bệnh phổi và bạch đới…
✅ Là thuốc bổ khí rất thần hiệu, nhưng chất mềm dẻo, thịt mịn màng, mùi vị ngon ngọt, lại là vị thuốc có công bổ huyết rất thần kì. Nên phải dùng nhiều nhân sâm, để vừa bổ dương khí vừa bổ âm huyết mới có công hồi dương mau chóng.
✅ Có công bồi bổ mà cứu vớt người trong cơn bệnh nguy nan, rất đắc lực.
‼️ Một số điều cần biết về và cách sử dụng nhân sâm nói chung, nhân sâm Bố Chính nói riêng:
Về thời lệnh uống: Không nên uống độc sâm thang khi trời tối. Các toa gia giảm, thời lệnh do thầy thuốc chỉ định.
Nhân sâm bổ khí, uống vào, thì vào phế khí trước. Người phế khí hư hàn suy nhược (đã lâu mới phát), sau uống, phế được chất sâm truyền dẫn đi các kinh, làm cho cả khí và huyết được sinh hoạt bình thường. Nhưng nếu phế khí nhiệt, mà mạch bộ thốn tay phải phù hồng, thì không thể uống. Vì sâm có tính bốc dương, uống vào làm phế nhiệt thêm. Do vậy, phải phân định phế hàn hay nhiệt, chứ không thể cứ bổ phế khí là dùng ẩu.
Nếu dương khí thoát xuất, tứ chi lạnh ngắt, không được uống. Bởi lúc này, dương thoát, âm muốn tuyệt, nếu uống, dương bốc lên, càng mau thoát, âm càng mau tuyệt. Lúc này, cần gia thêm càn khương, phụ tử, chích thảo, ngũ vị tử.
Nhân sâm cặp với thăng ma, tả hỏa ở tỳ phế, giúp thanh khí thượng thăng.
Nhân sâm cặp với phục linh, tả hỏa ở thận, bổ nguyên khí hạ tiêu.
Nhân sâm cặp với bạch truật, bổ trợ trung khí.
Nhân sâm là khí dượ, đồng thời là huyết dược.
Nhân sâm dùng trị bệnh lúc nguy cấp, lại dùng trị bệnh lúc bình thường.
Mặc dù nhân sâm quý, hiếm, đắt đỏ, nhưng khi dùng, tuyệt đối không vì tiếc mà non tay (dùng ít). Vì nhân sâm có tính khai thông, uống đủ (tới liều), thì khai thông, uống ít lại làm đình trệ.
Nhân sâm không phải tính lạnh, mà là tính mát. Nếu vì sợ đau bụng, uống ít, sẽ gây đình trệ, làm bụng đầy.
Huyền sâm, đan sâm, tử sâm, khổ sâm… không có tính chất như nhân sâm, mà chỉ công bổ, khắc phạt trị bệnh trong từng trường hợp cụ thể. Không thể dùng thay thế nhân sâm với công năng tương đương (kể cả tăng lượng). Đa phần khi dùng nhân sâm, được chế với sinh khương (để phụ dẫn hiệu quả tối đa và an toàn với người/bệnh tính hàn).
Có ý kiến cho rằng, không dùng nhân sâm cho người bệnh ung thư. Đây có thể là theo thuyết bỏ đói tế bào ung thư. Tuy nhiên, nếu người bệnh khí, huyết đều suy yếu, không đủ sức chống chọi, có nên dùng không? Hoặc các chất saponin Rg3, saponin Rh1, saponin Rh1, đều có tác dụng hạn chế tế bào ung thư, ngăn ngừa di căn. Mặt khác, nhân sâm có công năng giải độc rất mạnh (đặc biệt là đại trường kinh, can kinh), nâng cao hệ miễn dịch… Vậy phải dùng thế nào? Cần nghiên cứu kĩ lưỡng thêm, hãng quyết định.
Xem thêm các bài thuốc nhân sâm Bố Chính và thuốc rượu PT
Nam Y Dược Phú Tuệ trên Facebook tại đây
Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.
Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây