Tỏi ta vua phòng chống ung thư
Từ khoảng vài nghìn năm TCN, tỏi ta đã được con người biết đến và sử dụng, để bảo vệ sức khoẻ và điều trị bệnh. Từ cổ chí kim, cả Đông lẫn Tây, đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu, công bố về tác dụng của tỏi ta trong điều trị bệnh. Tỏi ta có tác dụng đối với rất nhiều bệnh, kể cả làm đẹp. Y học hiện đại từ trước tới nay vẫn nỗ lực tập trung nghiên cứu và chiết xuất thành phần phòng chống, hỗ trợ điều trị/điều trị ung thư trong tỏi ta, nhưng kết quả vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Và giải pháp cho đến hiện tại, vẫn cứ là ăn/uống tỏi ta theo cách của y học dân gian.
Nền y học dân gian Việt Nam dùng tỏi ta ở dạng gia vị (thức ăn – bài thuốc), thuốc phòng ngừa, trị bệnh khoảng 4000 năm trước (tức là từ thời kì Hùng Vương).
Cho đến tận ngày nay, nhiều người Việt Nam vẫn sử dụng tỏi ta (và cả hành) để phòng tránh, xua đuổi tà ma xâm nhập vào cơ thể hay nhà cửa. Đây là quan điểm mê tín từ xưa, do không hiểu về tính chất, tác dụng dược lí của tỏi ta. Quan điểm này có lẽ bắt nguồn từ y học dân gian. Các lang thuốc, thầy thuốc xưa sử dụng tỏi ta phòng và trị các bệnh do tà khí, uế tạp (một nguyên nhân gây bệnh theo cách gọi của y học dân gian và cổ truyền) xâm nhập cơ thể, nhưng không lí giải rõ ràng (cũng không có cách nào để lí giải cho được, chỉ y cứ vào kết quả sử dụng thực tế mà thôi). Nhất là đối với các bệnh kì quái khiến con người chết tức tưởi hay bị suốt đời hoặc chết số đông (đột tử, ung thư, lao, dịch tả, dịch hạch…), không rõ nguyên nhân nên đổ cho ma quỷ. Tỏi ta phòng tránh và trị được các bệnh này (do ma quỷ), nên được coi như một loại pháp khí (thứ có phép thuật, bùa, ngải… đối kị). Bởi nguyên nhân huyền bí (không biết rõ ràng), nên thuốc trị bệnh cũng trở thành huyền bí nốt.
Đặc điểm của thuốc trong y học dân gian thường đơn giản, đến mức hoá nhiều màu sắc huyền bí, vì nhiều lí do (kể sự cố tình bịa chuyện của thầy thuốc, để tạo lòng tin của con bệnh vào thuốc). Mặt khác, các thầy thuốc thời trước thường có vị thế trong tín ngưỡng, tôn giáo cộng đồng (thầy mo, thầy lang, già làng…), các vị tu sĩ Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo… ít nhiều đều biết trị bệnh và dùng y thuật làm phương tiện, công cụ dấn thân hoặc truyền đạo… Khi không lí giải được công dụng của bất kì loại thuốc nào đó, họ thường gắn nó với người khai sinh, sáng lập (ra) hay có uy tín (trong) tín ngưỡng, tôn giáo của họ, để tạo lòng tin và khỏi phải giải thích.
Người ta giải thích nôm na và truyền kinh nghiệm cho nhau rằng, ma quỷ sợ mùi tỏi ta (hoặc hành), nên khi đi buổi đêm tối, đến/ở những nơi vắng vẻ, xa lạ, vào rừng núi… thường mang theo tỏi (rất hay dắt cạp quần). Thực chất, mùi khó chịu của tỏi ta chính là từ chất có tác dụng trong phòng chống, điều trị bệnh. Mùi này có thể tẩy khí uế, hạn chế khí độc xâm nhập qua đường hô hấp, nhưng không thể trị bệnh trong cơ thể. Do đó, dù mang theo tỏi ta bên mình cả đời, cũng không khỏi bệnh được.
Phòng chống, hỗ trợ điều trị và điều trị ung thư của tỏi ta
Theo y học cổ truyền, tỏi ta có vị cay, tính ôn, hơi độc. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. Chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu ung nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế, phòng hơi độc. Tỏi ta có tác dụng với rất nhiều bệnh.
Với ung thư, tỏi ta được coi là vua trong các loại thuốc tự nhiên ngăn chặn sự hình thành các khối u trong cơ thể (gồm cả u lành lẫn ác tính, y thư cổ gọi chung là ung nhọt), chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư (dạ dày, cột sống, phổi, vú, màng trong tử cung, thanh quản…), có thể điều trị sớm ung thư bằng cách ăn tỏi ta hàng ngày từ 5 đến 20g tỏi tươi, tùy bệnh.
Sử dụng và bảo quản tỏi ta
Đối với phòng chống, hỗ trợ điều trị/ điều trị ung thư, cũng như các bệnh khác, tỏi ta sống chỉ có tác dụng khi làm cho “chất tỏi” xuất hiện bằng cách thái mỏng hay giã nhuyễn, rồi cho tác dụng với không khí 1 khắc (15 phút). Đây là cách điều chế thuốc từ tỏi ta của y học dân gian. Y học dân gian biết rằng, phải cho các chất bên trong nhánh tỏi ta trao đổi với không khí, mới tạo thành “chất tỏi” có tác dụng dược lí, y học cổ truyền và Trung y gọi là đại toán tố. Sử dụng tỏi ta nguyên nhánh hay làm chín (để khử hết mùi), không có tác dụng dược lí. Y học hiện đại đã giải thích được rõ ràng, nhưng chưa có cách điều chế “chất tỏi” đơn giản tốt hơn cách của y học dân gian. Cách điều chế tỏi đen thì phức tạp, cầu kì, giá thành cao. Các cách điều chế tỏi ta khác, có tác dụng nhất định với sức khoẻ và từng loại bệnh cụ thể. Ví dụ như tỏi ta ngâm dấm, làm trà…
Do đó, cách sử dụng tỏi ta thông thường tốt nhất là ăn sống. Không nên ăn quá 20g/ngày (tốt nhất khoảng 5-15g), và trong một số trường hợp bệnh chống chỉ định dùng tỏi. Không ăn tỏi đã mọc mầm, mốc meo, xọp, mọt trong, vì không có tác dụng dược lí và dễ dẫn đến ngộ độc.
Ngăn ngừa mùi đặc trưng của tỏi ta
Người ta thường ngại ăn tỏi ta sống, bởi mùi của nó. Nhưng chính chất gây mùi đó mới có tác dụng dược lí. Do vậy, không nên tìm cách khử mùi, rồi mới chịu ăn. Sau khi ăn, có thể dùng một số thứ để khử mùi như súc miệng nước muối, trà, nước chanh… Tuy nhiên, với người đã ăn tỏi ta thường xuyên (quen), gần như hoàn toàn không khó chịu bởi mùi của nó, và cũng không toát ra mùi sau ăn nữa. Đây là cách tốt nhất, nên tập.
Loại tỏi
Loại tỏi được sử dụng xưa nay trong các nền y học, nghiên cứu trong và ngoài nước, đều là tỏi ta, thuộc họ hành, củ và tép nhỏ, vị cay rát, nóng, hơi nồng. Tỏi ta là tên gọi giống tỏi vốn sẵn ở Việt Nam (không có nghĩa là tỏi riêng hay chỉ có ở Việt Nam), để phân biệt với tỏi Trung Quốc (y hệt tỏi ta nhưng củ và tép rất to, ít vị cay, ít mùi nồng, tất nhiên, Trung Quốc cũng có giống tỏi ta), tỏi Tây hay tỏi lai nhập vào Việt Nam. Điều đáng tiếc lâu nay, tỏi ta ít trên thị trường và càng ngày càng ít đi (toàn tỏi Trung Quốc thôi). Người ta ít trồng, do năng suất thấp, giá thành cao. Trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam, lâu nay, cũng giảm đáng kể tỏi sống và cách ăn có giá trị dược lí.
Quan điểm của y học dân gian là phòng bệnh hơn chữa bệnh, trị bệnh đơn giản, dễ dàng, hiệu quả, dân dã bằng đồ ăn thức uống. Do đó, thường biến các loại dược liệu tự nhiên thành món ăn, gia vị trong bữa ăn. Phòng và trị bệnh bằng thói quen ăn uống hàng ngày, ngon – bổ – rẻ. Đây chính là điểm mạnh và lợi thế, cũng là thành quả vĩ đại nhất của y học dân gian, mà không nền y học nào khác làm được (nên có câu: bệnh tuỳ khẩu nhập, đừng đổ vấy cho tại số).
Không phải bỗng dưng, người Việt Nam trước thế kỉ XXI, thường cầu kì trong chế biến món ăn đồ uống, trong bữa ăn phải có gia vị phù hợp đi kèm. Đều có nguyên lí y dược dân gian cả. Ví dụ, ăn cá phải có riềng, ăn vịt phải có gừng, tỏi, ăn gà phải có lá chanh, ăn lòng lợn, tiết canh phải có rau húng, kinh giới… Nói trước thế kỉ XXI là vì từ đó đến nay, người ta đã phá vỡ (tự ý thêm này bớt nọ), bỏ đi rất nhiều thói quen ăn uống theo nguyên lí phòng, trị bệnh dân dã.
Nhiều người mang danh vị chuyên gia, khoa học để phán xét, chê bai và khuyên không nên ăn uống theo thói quen y học dân gian là sai lầm và thực ra cũng chả khoa học tí nào. Chẳng có khoa học nào khoa học hơn thực tế hết. Chỉ dựa vào các chất có trong thức ăn đồ uống để phán xét, là mù mờ và tuỳ tiện. Y học dân gian (và cả cổ truyền, Đông y, Trung y) đối với thuốc quan trọng ở khâu điều chế, đối với thức ăn đồ uống quan trọng ở khâu chế biến, sử dụng thuốc hay món ăn như thế nào (thời tiết, khí hậu, thời gian, đặc điểm vùng miền, tình trạng sức khoẻ…), khi vào cơ thể sẽ ra sao (chuyển hoá)…, chứ không chỉ căn cứ vào chất đơn thuần trong nguyên liệu thô. Tóm lại, rất phức tạp và phải trải qua nhiều thời gian mới đúc kết thành vị thuốc, món ăn.
Ví như, không biết ông tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nào đấy công bố và phổ biến hẳn một công trình, không nên ăn xôi với gà. Vị này không nêu loại gà và gạo làm xôi mà vị ấy phân tích, nghiên cứu, cũng không chứng minh được, các chất trong xôi và gà ấy khi vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế nào… nhưng cứ bảo ăn xôi với gà là sinh bệnh, không tốt cho sức khoẻ. Trong khi thực tế, người Việt Nam sử dụng xôi gà hàng nghìn năm theo nguyên lí y học dân gian, có ai làm sao đâu, những trường hợp cấm kị (phải kiêng) được nêu rất rõ.
Trở lại vói tỏi ta. Trong các loại tỏi ta, tỏi Lý Sơn được xếp ở vị trí số một, do đặc thù thổ nhưỡng, hương vị và tính chất dược lí đều hơn. Trong tỏi Lý Sơn, loại tỏi “cô đơn” lại được đánh giá cao nhất. Gọi nó là cô đơn, vì một củ chỉ có một tép thôi (như hình). Tỏi Lý Sơn thuộc dạng hiếm, mặc dù người dân ngoài đảo vẫn trồng đều đặn. Do hiếm, nên giá thành cao và chỉ đủ cung cấp trong phạm vi, thời vụ nhất định. Thế nhưng, người dân Lý Sơn vẫn không thể ổn định đời sống từ thu nhập trồng tỏi. Mặt khác, rất nhiều thương lái lợi dụng đặc điểm khan hiếm, giá thành cao, đã chà trộn, làm nhái tỏi Lý Sơn (nhất là tỏi cô đơn), thậm chí, còn chở tỏi ở đất liền ra đảo, trộn đất cho màu giống, rồi chở vào bán tại bến cảng. Tóm lại, để có tỏi Lý Sơn chính hiệu, tốt nhất nên ra tận nơi vào mùa thu hoạch hoặc đặt hàng trực tiếp của người thân, uy tín là dân đảo. Và tất nhiên, đối với y học, không nhất thiết phải tỏi Lý Sơn. Có thì tốt, không có cũng không sao, miễn cứ tỏi ta là được rồi.
Y học hiện đại phân tích tỏi ta
Tỏi nói chung có danh pháp hai phần là Alliumsativum, loài thực vật thuộc họ hành (họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây…)
Tỏi ta, tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (còn gọi họ hành tỏi Liliaceae).
Tỏi ta có nhiều tác dụng trong trị liệu, đặc biệt là tác dụng phòng chống, hỗ trợ điều trị và điều trị ung thư, phòng chống và điều trị các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ… Có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư hình thành từ tế bào gốc tự do, tiêu diệt các tế bào ung thư đã hình thành (khối u), làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính…
Tỏi ta giúp phục hồi alycin, hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh.
Trong tép tỏi tươi có các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, tỉ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%). Khi tép tỏi còn nguyên, chất alliin (hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương và riêng biệt.
Khi giã nát tép tỏi, xảy ra phản ứng cực mạnh tức thì giữa alliin và allinase, sản sinh ra allicin (đây chính là chất gây mùi đặc trưng của tỏi). Allicin là chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lí.
Bằng phương pháp sắc kí lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên).
Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8), phản ứng triệt để nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5), phản ứng chậm 50 lần. Tỏi tươi nguyên tép và làm chín, không có mùi và không có tác dụng dược lí ở trên.
Một ít chuyện về tỏi đó đây trên thế giới
Trong các mộ cổ Ai Cập từ 6000 năm trước, có những củ tỏi khô được ướp với các bộ xương. Các sách y học Ai Cập cổ đại ghi hai mươi bài thuốc dùng tỏi, để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược…
Công nhân xây dựng Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những võ sĩ giác đấu Hy Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn. Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi theo làm thực phẩm và để trị bệnh khi cần.
Ông tổ nền y học phương Tây, Hippocrates (460-377 TCN) xem tỏi là thuốc tốt trị các bệnh nhiễm độc, viêm nhiễm, bệnh dạ dày và loại trừ nước dư thừa trong cơ thể.
Danh y nổi tiếng sau Hippocrates, Galen sử dụng và khen ngợi tỏi là loại thuốc trị được nhiều bệnh.
Theo danh y Pedanius Dioscorides (Hy Lạp), tỏi giúp giọng nói trong trẻo, bớt ho và thông tắc nghẽn mạch máu, lợi tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, bệnh hói tóc.
Trong chiến tranh thế giới thứ I, người Nga đã dùng tỏi trị các bệnh nhiễm trùng. Họ gọi tỏi là thuốc kháng sinh. Các bác sĩ Anh cũng biết dùng tỏi để trị vết thương nhiễm độc trên chiến trường.
Dịch cúm vào đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới dùng tỏi làm thuốc chống lại sự hoành hành của bệnh. Liên Xô đã sử dụng đến 500 tấn tỏi tươi, để ngăn chặn dịch bệnh.
Trong trận dịch hạch kinh khủng ở thành phố Marseille, có bốn người ăn trộm vẫn liên tục vào nhà những người bị bệnh, mà không bị lây nhiễm. Khi bị bắt, người ta hứa sẽ tha tội nếu họ nói ra bí quyết không bị lây bệnh. Và họ cho biết, suốt thời gian có dịch hạch, đã ăn rất nhiều tỏi tươi. Bốn người này trở thành anh hùng.
Thời Trung cổ, khi đi vào những vùng nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang theo nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng, cũng như để ngăn chặn hơi độc xâm nhập vào mũi.
Các triết gia nhận xét về giá trị của tỏi
– Celsus ngay từ thế kỷ thứ I, đã khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột.
– Virgil nhận ra tỏi làm tăng sức lực của nông dân.
– Aristophanes nhắc nhở các lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận, để chiến đấu ngoan cường hơn.
– Louis Pasteur thì ghi nhận tính kháng khuẩn và chống nấm của tỏi và phát hiện này đã được Albert Schweitzer ứng dụng vào điều trị bệnh lỵ ở châu Phi.
Dân Nga xưa kia có tập quán ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống và tin là sẽ được trường thọ. Dân Ukraina uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, giữ cho người trẻ lâu. Trẻ con Ý được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa các bệnh truyền nhiễm. Dân da đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai. Đặc biệt, họ rất ít bị bệnh yết hầu vì dùng nhiều tỏi, mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp dễ dàng.
Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân, để tỏi hút hết chất độc, đưa ra ngoài. Tổng thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng thống George Washington được cho thêm tỏi trong khẩu phần ăn.
Đầu thế kỷ XX, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ đã chữa bằng tỏi ta và thấy có tác dụng trong việc diệt trực khuẩn lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi đã giúp nhiều người không bị lây bệnh.
Tương tác facebook: Tại đây
Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.
Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây
Xem thêm: