Gừng chống và chữa ung thư

 

Gừng vừa là một vị thuốc với rất nhiều công dụng trị bệnh, vừa là gia vị ẩm thực dân gian từ xa xưa. Ở đây, chỉ nêu công dụng của gừng với ung thư và một số bệnh tiêu biểu.

– Tên khoa học: Zingiber officinale rose
– Tên dược học: Rhizoma zingiberis Recens.
– Tên Đông dược: Sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô), ổi khương (gừng nướng), thán khương (gừng than tồn tính).
– Bộ phận dùng và mùa thu hoạch: Đào củ (thực ra là rễ cái) gừng già (gừng đủ tuổi làm thuốc, còn khi làm gia vị thường là gừng non) vào tháng 9-10. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, cắt thành lát để sử dụng.
– Tính vị: vị cay, tính ấm (nóng).
– Quy kinh: phế, tỳ, vị.

* Chống và chữa ung thư:

– Các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học (bao gồm Đại học Michigan – Mỹ), cho thấy, bột gừng không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng, mà còn ngăn chúng thiết lập khả năng kháng lại việc chữa trị ung thư.

Các chuyên gia tại Viện Hormel thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) đã chứng minh, Gingerol-6, thành phần chính của gừng và là chất tạo hương vị của nó, giúp hạn chế sự tăng trưởng các tế bào ung thư ruột kết. Ngoài ra, gừng từ lâu đã được biết đến trong phòng/chống/ngăn ngừa tế bào ung thư, trị ung thư tuyến tiền liệt…

* Một số công dụng khác:

– Phòng/chống/chữa tai biến: Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho người bệnh uống 5g gừng tươi/ngày, kéo dài trong một tuần lễ và nhận thấy có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản xuất ra dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu tạo thành cục máu đông làm nghẽn mạch. Tuy nhiên, trong trường hợp tai biến chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu não (vỡ/nứt/rạn mạch máu), lại không được dùng

– Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nhưng ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.

Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.

Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.

Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng… chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.

Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay… có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.

Chữa Alzheimer: Gừng được chứng minh có khả năng chữa trị bệnh Alzheimer bằng cách bảo vệ các tế bào nơ-ron thần kinh khỏi chấn thương do các mảng bám amyloid trên não.

Chữa viêm loét và rối loạn dạ dày: Theo các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu khoa học vị tràng trung ương Nga, gừng có thể giúp giảm rủi ro bị loét dạ dày. Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.

Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.

Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.

Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.

* Lưu ý khi dùng gừng:

– Tuyệt đối không dùng gừng tươi bị dập, nát. Gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

– Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

– Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

– Không dùng (ăn/uống) gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét. Những trường hợp này, không dùng cả tía tô, hạt tiêu, ớt… những thứ có tính nóng/ấm. Vì làm cho cơ thể mất nước đột ngột, quá nhiều, dễ dẫn đến suy và tử vong.

– Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

– Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy, khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

 

Tương tác Facebook: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.