Nam y điều trị ngạt khí độc hoá học,
tắc ngạt đường hô hấp trên, cay mũi do khí độc
Thời chiến, Y học Quân sự Việt Nam đã dùng quả cau tươi điều trị ngạt khí đường hô hấp trên rất hiệu nghiệm, kịp thời cứu sống nhiều chiến sĩ. Ngạt khí trong chiến tranh gây ra bởi các loại vũ khí sát thương, vô hiệu hoá đối phương bằng khí/khói độc hoá học, như lựu đạn cay, khí độc, khói độc napan, khói thuốc súng, bom… Tuy nhiên, cau không thể điều trị nhiễm độc thuỷ ngân, kim loại nặng ở dạng chất (không phải dạng khí) như thổ phục linh.
Cấp cứu/điều trị ngạt khí độc chiến tranh thuộc dạng khẩn cấp, khó khăn vô cùng. Làm thông thoáng đường thở không phải biện pháp ưu tiên số 1, theo trình tự các bước giải phóng đường hô hấp trên. Bởi vì, nếu làm thông thoáng đường thở trong môi trường đang có độc, thì người bệnh sẽ chết nhanh hơn, do càng nhiễm khí độc nhiều hơn. Đặc điểm chung của các loại khí độc là làm suy phổi, suy hô hấp, rối loạn tim mạch (ngừng tuần hoàn), tê liệt thần kinh trung ương (não bộ), gây chết hoặc biến chứng mà chết. Khí độc càng xâm nhập vào phổi nhiều và lâu, thời càng nặng, khó chữa. Do đó, ưu tiên số 1 là giải phóng khí độc ra khỏi cơ thể (chủ yếu phổi), ngăn cản khí độc xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Trường hợp bị tắc ngạt đường hô hấp trên đồng thời cả khí lẫn dị vật, thì tùy tình hình thực tế mà ưu tiên biện pháp khẩn. Trường hợp xử trí dị vật trước, ngay sau đó xử trí khí độc hoặc áp dụng đồng thời. Cuối cùng mới tới xử trí các di chứng của tắc ngạt.
Phương thuốc được cho là cổ đại nhất của dân tộc Việt hiệu dụng tài tình, lại thật đơn giản. Chỉ cần 1 quả cau tươi, bổ tư (như ăn trầu), bỏ hạt, nhai nuốt nước từ từ, là xong. Nếu người bệnh không tự nhai được, thì mớm nước hoặc giã lấy nước cho uống.
Trung y cho rằng, cau (phúc/đại lang bì), vị cay/đắng, tính ôn, công năng hạ khí, là chưa chính xác. Cùi cau và cả vỏ vị ngọt nhạt, tính mát, hạt cau vị chát/nhặng mới đúng. Vị cay, tính ôn là khi ăn cả miếng trầu (gồm cau, trầu không (vị cay, tính nóng), vôi (vị ngọt, tính đại nhiệt), thuốc (vị cay, tính nóng), rễ (vị chát, tính bình) ). Có tài liệu Trung y cho rằng, công năng của hạt cau và cùi/vỏ quả cau như nhau, nhưng tác dụng hạ khí của hạt cau (binh lang) mạnh hơn cùi/vỏ cau. Nếu xét về tác dụng với khí, không đơn giản vậy. Tính vị khác, công năng sẽ khác.
Thực chất, cau có tác dụng đồng thời hành, tán, hạ khí. Tác dụng với khí của hạt cau thiên về nê trệ, tích tụ, tẩy sổ, vào trung tiêu, đi xuống (ỉa). Hạt cau có tác dụng sát khuẩn, nấm, tiêu viêm, diệt giun sán đường tiêu hóa (Tây y chiết xuất thành phần từ hạt cau làm thuốc tẩy giun sán), tẩy sổ đường ruột rất mạnh (có lẽ vì thế, mà Trung y cho rằng hạ khí mạnh hơn chăng?). Còn cùi/vỏ thiên về hành, tán khí, vào thượng tiêu, phát lên trên, ra biểu bì và thông bàng quang (đái). Do đó, không thể so sánh hơn kém và trường hợp này, dùng hạt cau hạ khí chẳng những vô hiệu, còn gây nguy hiểm hơn. Trong trường hợp khí độc đã tích tụ, lưu trữ trong cơ thể, thì dùng cau cả cùi, hạt với trầu, vôi, thuốc (tức là ăn nguyên một miếng trầu), để vừa tán khí độc ra ngoài da qua đường mồ hôi, vừa hạ độc khí qua đường đại, tiểu tiện.
Nếu chỉ tác dụng chừng ấy, cùi/vỏ cau chưa đủ “công lực”, để cấp cứu/điều trị trường hợp này. Trầu cau là bài thuốc Nam kinh điển, được xác định là bài thuốc đầu tiên của tổ tiên ta, còn nhiều tác dụng bí ẩn khác nữa. Tổ tiên ta biết rằng, cau kích thích tâm (tim – tăng sự tuần hoàn, kích thích thần kinh trung ương hoạt động, hạ huyết áp) và dùng cùi/vỏ cau với công năng tương đương nhân sâm (bài thuốc độc sâm thang lừng lẫy bởi tác dụng hồi dương cứu nghịch, nói đến nhân sâm, là nói tới công năng đại bổ nguyên khí và đầu tiên là phế (phổi) khí), chủ trị chết ngất do tâm suy (ngừng tim), các chứng lao lực (suy kiệt), bồi bổ khí.
Ngoài ra, khi phối vị cùng công năng, chữa chứng mửa ra máu (cầm máu). Nôn khác mửa và là 2 chứng gây bởi nguyên nhân riêng. Mửa thường kèm ho, sặc, khó thở, máu phun lênh láng ra cả miệng, mũi, tức là gây ra bởi phổi. Tiếng Việt nói, “làm như mèo mửa”, không nói “mèo nôn”. Con mèo khi bị nghẹn, thường ho, tiếng thở rít (như hen, mèo hen thường mửa, dù không nuốt vật gì), chảy nước mũi, co rúm người, yếu đuối, không có sức. “Con mèo mà trèo cây cau”, trong câu ca dao Việt chỉ con mèo rất khoẻ, không bị hen (“ốm như mèo hen” không thể trèo cây cau được). Tác phẩm Tom & Jerry, con mèo không trèo lên và tụt xuống cây cau thoăn thoắt như thực tế thường thấy ở Việt Nam. “Mèo mửa” ý chê người làm ì trệ, sơ sài, hời hợt, yếu đuối, không được việc. Và nói “miệng nôn trôn tháo”, không nói “miệng mửa”. Ấy là đã phân biệt rành mạch hai chứng trạng nôn và mửa. Mửa khó hơn, có sự tắc ngạt hô hấp. Đến đây, ta hiểu “công lực” của cùi/vỏ cau đã đủ sức giải quyết trường hợp này. Và hiểu được tại sao, người già ăn trầu, răng chắc khỏe hơn, chứ không phải chỉ tác dụng “sát khuẩn” mà răng chắc, không bị sâu như Tây y kết luận. Răng liên hệ mật thiết với tim và thần kinh trung ương.
Người Pháp nói, tục ăn trầu xứ An Nam giúp người già không bị cao huyết áp, đãng trí như người già phương Tây. Nhưng đến nay, Tây y mới chỉ chiết được chất từ hạt cau có tác dụng làm chậm nhịp tim (hạ huyết áp) thôi, chưa thấy chất chống đãng trí (hội chứng pắc ki son ở người già).
Y học Dân gian thường dùng cau để chữa chứng trướng bụng (cổ trướng, một trong tứ chứng nan y). Vậy, dùng hạt hay cùi/vỏ cau hiệu hơn? Trướng này thuộc trướng khí, tính tích tụ. Còn báng (bụng báng) khác trướng, do xơ gan gây cổ trướng. Báng dùng phương này, tự nó không chữa khỏi được (phải phối vị tùy vào bệnh trạng), thường chỉ đỡ (tức bụng xẹp xuống thôi). Trường hợp báng phục hồi sau khi bụng xẹp, là bởi tự thân người bệnh phục hồi. Nam y nêu chứng bụng báng kèm vàng da, vàng mắt, vàng lông, tóc, nhanh chết và khó chữa hơn trướng. Như vậy, đã tách bạch giữa trướng và báng. Trướng liên hệ đến khí (thường do tỳ, vị), báng liên hệ đến gan nên khó chữa hơn bởi suy giảm chức năng gan do xơ gan, viêm gan, ung thư gan…
Hai năm trước, có một vị thạc sĩ của HVQY, qua chứng thực lâm sàng, đã tự bỏ chi phí, công sức ra nghiên cứu phương chữa cổ/báng trướng từ quả cau. Tôi nói, nên đi kiếm cau rừng và chưa chắc đã tìm ra chất có tác dụng đâu. Hoặc nếu tìm ra được, chiết xuất thành dạng thuốc Tây, hiệu quả chắc chắn sẽ không như phương vị cổ, thậm chí, vô hiệu. Đây là một bí ẩn…
Riêng cau như thế, nếu kết hợp với lá trầu không, thì hiệu dụng đạt đến mức phòng/chống/trị độc hoá học (gồm phóng xạ) chiến tranh hữu hiệu vô cùng. Phương này xếp vào top bí mật quân sự mất rồi, không thể nêu ra.
Nam Y Dược Phú Tuệ trên Facebook tại đây
Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.
Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây