BYT Trung Quốc chỉ ban hành 1 bài xông cả nhà lẫn người trong đợt dịch bệnh bên họ. BYT ta ban hành hướng dẫn rất nhiều vị/bài có công năng phòng cảm cúm, nhưng có nhiều bài/vị tác dụng với phòng cúm do lạnh/gió (không/ít tác dụng với cúm truyền nhiễm). Do đó, chúng tôi giúp mọi người chọn lựa ra vị/bài/phương tác dụng tốt nhất với cúm virus (dịch bệnh truyền nhiễm). Phương châm của chúng tôi là ưu tiên vị/bài có tính hiệu quả nhất, có đánh giá khoa học trên lâm sàng và/hoặc thử nghiệm xác nhận (những thứ chỉ nghe đồn, chúng tôi chưa kinh nghiệm qua sẽ không được nêu và khuyến khích), bài/vị đơn giản nhất, dễ kiếm dễ tìm dễ làm nhất, để nhà nhà làm được, người người làm được, nơi nơi làm được. Như vậy mới phát huy tính chất/tác dụng của phòng dịch bệnh cộng đồng.

 – Đối với xông nhà cửa/không gian/phòng ốc
+ Dược vật: Nên chọn lá ngải cứu. Là cây ngải cứu thường thấy ở chợ, thường ăn/và hoặc lấy cây ngải cứu rừng (ngải cứu dại) cũng tốt. Lấy cả lá già. Không sẵn lá khô, thì lấy tươi, tuốt ra, phơi/hong gió 1 lúc cho hết nước và sao (rang) lửa nhỏ, đảo liên tục cho đến khi khô hẳn có thể đốt được (không dùng que ngải cứu thường thấy dùng để cứu chữa bệnh trong YHCT, trừ khi biết rõ nguồn sản xuất 100% nhung ngải – tức là không dùng phụ liệu/hoá chất kết dính). Ai lười nữa thì mua ngải cứu khô có sẵn tại đây 
Từ xa xưa, cha ông ta đều chọn nó. Và điều đặc biệt quan trọng là trên thực nghiệm khoa học xác nhận, chỉ cần xông 10gam ngải cứu khô cho diện tích phòng 70m vuông, giúp giảm đến 90% virus khuẩn lạc cúm, siêu vi quai bị, Rhinovirus, Adennovirus, siêu vi mụn phỏng. Xông một lần đã thấy ngay hiệu quả!
 
+ Cách xông: Xông khói. Nghĩa là phải dùng khói khi đốt ngải cứu để lan toả trong nhà, nhất là các ngóc ngách, bề mặt, gầm gậm… Vón xiết nắm ngải cứu cho dính bện vào nhau như cái mồi. Để vào đĩa/khay… và đốt cho cháy dần dần, khói trắng bốc lên. Trình tự xông: Từ trong ra ngoài, từ trên tầng cao xuống dưới. Không cần đóng cửa kín mít.
 
+ Thời gian xông: Khi đang trong mùa dịch bệnh/ở vùng dịch bệnh cúm, cứ 2-3 ngày xông khói ngải cứu 1 lần.
 
– Đối với xông người (xông mặt). Phương pháp này dùng cho cả người có triệu chứng cúm trong 7 ngày đầu.
+ Dược vật: Lá ngải cứu tươi 100g, lá bạch đàn tươi 50g (có thể thay thế bằng lá hương nhu tía/trắng (miền Nam gọi là é tía, é trắng và vị này của chúng ta hoàn toàn có thể thay thế vị hoắc hương), rau giấp (diếp) cá tươi 50g.
 
+ Cách xông: Đổ 600ml nước, sắc trong khoảng 10 phút. Chắt lấy 100-150ml để riêng ra trước để uống sau khi xông mặt. Để nguyên cả nồi nước lá đang bốc hơi nóng, từ từ đưa mặt (chủ yếu vị trí mồm, mũi) vào, giữ khoảng cách sao cho sức nóng vừa phải, hít thở tự nhiên nhưng thật sâu giống như đang ngửi mùi hương thơm quyến rũ vậy. Khi nhiệt hơi giảm dần, để mặt sát hơn. Xông đến khi hết hơi nóng bốc lên là được. Không cần trùm khăn kín. Xông xong, uống phần nước đã chắt riêng ra ban đầu.
+ Thời gian xông: Khi đang mùa/ở trong vùng dịch bệnh truyền nhiễm, cứ 1-2 ngày xông 1 lần.
– Đối với ăn/uống: Nên chọn rau giấp cá làm rau ăn hàng ngày. Có thể xay làm sinh tố, nhưng chỉ nên uống độ 50ml/ngày. Rau giấp (diếp) cá (Trung y gọi là ngư tinh thảo) có tác dụng ức chế rất mạnh các loại siêu vi dòng cúm ở mũi/miệng/họng/hầu. Cũng dùng được cả cho người có triệu chứng cúm trong 7 ngày đầu.

BÀI THUỐC, PHƯƠNG PHÁP DÙNG NGOÀI PHÒNG BỆNH DỊCH COVID-19

CỦA YHCT VIỆT NAM VÀ  TRUNG QUỐC

NAM Y DƯỢC

TRUNG Y DƯỢC

Các biện pháp vệ sinh cá nhân

Thuốc dùng ngoài

1. Dung dịch nhỏ mũi 

Chế phẩm có sẵn tại đây

Thành phần: Dung dịch Tỏi 10% đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Tác dụng: Sát khuẩn. Liều lượng, cách sử dụng: nhỏ mũi mỗi ngày 3 đến 5 lần, mỗi lần 1 giọt.

Nước súc miệng

Chế phẩm có sẵn tại đây.

Dược liệu: Tinh dầu quế, Bạc hà, Nacl,… Tác dụng: Sát khuẩn miệng, họng. Liều dùng, cách sử dụng: Súc họng ngày 2 đến 4 lần.

Các loại nước súc miệng khác: Nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng khác. Tác dụng: Sát khuẩn miệng, họng. Liều dùng, cách sử dụng: Sức miệng, họng ngày 2 đến 4 lần.

Thuốc Xông không gian nơi ở

Cách 1

 – Nguyên liệu: Sử dụng dược liệu chứa tinh dầu: Ngải cứu, sả chanh, Bạc hà, Quế, Mùi, Bưởi, Tràm gió, Màng tang, Long não, Kinh giới, Tía tô,…

– Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại từ 200 – 400g tùy theo diện tích phòng, cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm 2 lần, sáng và chiều.

Cách 2

– Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu: Sả chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế, Long não được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.

– Liều dùng, cách dùng: Tùy theo diện tích phòng (10-40 m2), lấy lượng tinh dầu phù hợp (2-4 ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, hoặc xịt vào chỗ cần sát khuẩn, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 – 3 lần.

Thuốc xông người cho người

a) Thành phần: Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 12g, Lá lốt (Herba Piperis ioiot) 8g, Bạc hà (Herba Menthae) 10g, Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 6g, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 6g, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 8g.

b) Bào chế: Các vị thuốc trên làm thành bột.

c) Công dụng: Sát khuẩn đường hô hấp, phòng ngừa cúm, cảm mạo

d) Chỉ định: Viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm mạo.

đ) Liều dùng, cách sử dụng:

– B1: Cho toàn bộ gói thuốc vào nồi cùng 1 lít nước sạch và đun sôi, để nhỏ lửa trong 5 đến 10 phút.

– B2: Đổ riêng ra 1 cốc 200 ml (để uống). Phần còn lại đổ ra bát sau đó xông vùng mặt trong thời gian 10 đến 15 phút.

– B3: Cho thêm nước ấm vào bát thuốc vừa xông và lau rửa mặt.

– B4: uống cốc thuốc đã chắt ra ở bước 2.

e) Lưu ý: không nên để mặt quá gần bát nước xông tránh bỏng.

 

Trung y dược chỉ dùng 1 bài và rất coi trong vị thuốc QUÁN CHÚNG

– Nguyên liệu: Hoắc hương 20g. Chế thương truật 20g, Xương bồ 15g, Thảo quả 10g, Bạch chỉ 12g, Ngải diệp 10g, Tô diệp 15g, Quán chúng 20g.

– Công dụng: Táo thấp hóa trọc, phương hương tị uế.

– Cách dùng: Sắc lên xông phòng hoặc nghiền thành bột mịn chế thành túi hương mang theo người.

Phân tích: Y gia ôn bệnh học đời Thanh Ngô Cúc Thông viết trong sách Ôn bệnh điều biện: Ôn dịch giả, lệ khí lưu hành, thường kèm theo uế trọc, nhà nhà đều vậy, dường như hiển nhiên vậy. Hoắc hương phương hương hành tán, năng hóa thấp trọc, sách Bản thảo chính nghĩa viết: Phương hương mà không quá mãnh liệt, ôn noãn mà bất thiên táo liệt, năng khử trừ âm mai thấp tà. Chế thương truật táo thấp kiện tỳ, sách Bản thảo kinh chú viết: Trừ ác khí, chẩn độc đầy khắp. 2 vị cùng dùng phương hướng tị uế, lý khí kiện tỳ, táo thấp hóa trọc làm quân dược.

Xương bồ phương hương hóa trọc, kiện tỳ lý khí, khử thấp giải độc, sách Bản thảo tân biên viết: Thông khí tất nên dùng Xương bồ với Thương truật, giúp Thương truật tăng tác dụng kiện tỳ thông khí hóa trọc. Thảo quả tân hương tuyên thấu, sách Ôn dịch luận viết: Khí vị cay mạnh, trừ phục tà chiếm cứ. Ngải diệp vị đắng cay tính ấm, phương hương ôn tán, sách Bản thảo tùng tân viết: Có thể đi đến mọi kinh mạch trừ bách bệnh, trợ Hoắc hương phương hương tị dịch. 4 vị cùng làm thần.

Tô diệp ngoại tán phong hàn, tính phát tán, giúp các vị quân, thần phương hương ngoại tán, khu trục tà uế trọc dịch độc làm tá. Quán chúng thanh nhiệt giải độc, tính hàn lương, dùng vào các phương tễ ôn nhiệt làm phản tá.

BÀI THUỐC UỐNG PHÒNG BỆNH DỊCH COVID-19

CỦA YHCT VIỆT NAM VÀ  TRUNG QUỐC

YHCT VIỆT NAM 

 

TRUNG Y DƯỢC

1. Bài thuốc: Ngọc bình phong tán 

Nguyên liệu bốc sẵn tại đây.

a) Thành phần: Sinh Hoàng kỳ 36g, Bạch truật 12g, Phòng phong 12g.

b) Dạng chế: Bột hoặc thuốc thang sắc.

c) Công dụng: ích khí cố biểu.

d) Liều lượng, cách dùng:

– Thuốc bột: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 đến 15 gam.

– Thuốc thang: Các vị sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

2. Nước ép Tỏi

Chế phẩm có sẵn tại đây.

a) Thành phần: Củ Tỏi và nước đun sôi để nguội.

b) Liều lượng, cách sử dụng:

– Lượng Tỏi vừa đủ

– Xay hoặc nghiền Tỏi lọc lấy nước, hòa cùng nước ấm theo tỷ lệ 1:10.

– Chia uống nhiều lần trong ngày.

3. Trà thảo dược

Trà lá Diếp cá:Diếp cá 5g (tươi 10g). Trà xanh 3g (tươi 6g), Liên kiều 3g, Hậu phác 3g. Các vị thuốc trên cho vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Trà Kinh giới, Trà xanh: Kinh giới (lá khô) 10g, Trà xanh 3g (tươi 6g). Các vị thuốc trên cho vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° pha hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

 Trà Kinh giới, Bạc hà: Kinh giới 5g, Lá Bạc hà 3g, Trà xanh 3g. Các vị thuốc trên vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần còn khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Trà Kinh giới, Quế chi:Kinh giới 5g, Quế chi 3g, Trà xanh 3g. Các vị thuốc trên vào ấm hoặc dụng cụ phù hợp, cho 200ml nước sôi để nguội dần khoảng 70-80° hãm khoảng 5-10 phút, uống trong ngày.

Dược liệu tươi pha chế làm trà

– Lá Trà tươi 10g, Sinh khương bỏ vỏ 10 lát; sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày.

– Hoắc hương tươi 10g, lá Tía tô tươi 10g, lá Bạc hà tươi 10g; rửa sạch, sắc hoặc hãm uống thay trà.

Cam thảo 3g, Phòng phong 6g, hai thứ nghiền nhỏ, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Hoắc hương 8g, Tử tô 8g, Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, lá Trà 5g, sắc hoặc hàm với nước sôi uống thay trà.

 

1. Phương uống không phải dược thực đồng nguyên

Nguyên liệu bốc sẵn tại đây.

– Thành phần: Hoắc hương 10g, Hồng cảnh thiên 15g, Kim ngân hoa 10g, Quán chúng 6g, Hổ trượng 6g, Lô căn 15g.

Công dụng: Phương hương hóa trọc, ích khí giải độc.

– Cách dùng: Sắc uống, chia 2-3 lần/ngày. Hoặc làm dạng trà, hãm nước uống hàng ngày.

Phân tích: Hoắc hương phương hương hòa trung, hóa trọc tị uế, tân ôn tán biểu để khử tà. Phương hương hóa trọc mà tị uế, sách Bản thảo chính nghĩa viết: Phương hương giúp trợ thanh khí ở trung châu, thắng thấp tị uế. Hồng cảnh thiên bổ khí thanh phế, sách Tứ bộ y điển nhận xét: Vị này có tính bình… chủ trị các chứng toàn thân mỏi mệt, tức ngực, buồn nôn, cơ thể suy nhược. 2 vị hợp dụng, hồng cảnh thiên 1 bổ 1 thanh, hoắc hương 1 hóa 1 tán, 1 lương 1 ôn, 1 thanh 1 tán, hàn ôn bình dụng, thanh tán đồng công cùng làm quân dược.

Kim ngân hoa, Quán chúng, Hổ trượng đều có tính thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa thanh nhiệt giải độc, giải biểu, sách Trùng Khánh đường tùy bút viết: Giải ôn độc uế, ác trọc tà. Quán chúng thanh nhiệt giải độc, là dược vật thường dùng dự phòng trong Trung y dược, sách Hội ước y kính viết: Giải thời hành dịch khí. Sách Bản thảo chính nghĩa viết: Thời dịch thịnh hành, dùng dược liệu này ngâm vào chum nước, lấy nước uống thường xuyên sẽ không bị truyền nhiễm. Còn giúp lắng cặn bẩn, làm sạch nước, giúp không bị phạm trăm thứ độc. Một mình nó có công năng giải độc, đừng chê rẻ tiền mà bỏ phí không dùng. Hổ trượng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp hóa trọc, sách Trửu hậu phương dùng vị này trị chứng thời dịch lưu độc công thủ túc. Ba vị cùng dùng, giúp tăng cường công năng giải biểu hóa trọc của quân dược, làm thần.

Lô căn cam hàn, thanh nhiệt sinh tân, tư phế thanh phế, sách Y học Trung trung tham Tây lục viết: Lô căn có tính lương mà chủ đi lên. Công năng đi lên trên khá mạnh, giúp dẫn dược nhập kinh Phế, làm tá kiêm sứ dược.

2. Phương uống dược thực đồng nguyên

– Thành phần: Hoắc hương 10g, Kim ngân hoa 10g, Bạch chi 6g. Thảo quả 6g, Lô căn 15g, Bạch mao căn 15g.

– Công dụng: Hóa trọc hòa trung, lợi thấp giải độc.

– Cách dùng: Sắc uống, chia 2-3 lần/ngày.

Phân tích: Hoắc hương thăng thanh giáng trọc, hành khí hóa thấp, sách Danh y biệt lục viết: Khử ác khí. Kim ngân hoa thanh nhiệt giải độc, sách Trùng Khánh đường tùy bút viết: Giải ôn dịch uế ác trọc tà. 2 vị 1 tán 1 thanh, thanh nhiệt giải độc, phương hương tị dịch, làm quân dược.

Bạch chỉ theo sách Bản thảo cương mục viết: Sắc trắng vị cay… phương hương thượng đạt, nhập Thủ thái âm Phế kinh, khí thơm mạnh, giúp Hoắc hương táo thấp hóa trọc. Thảo quả tân hương hóa trọc, tị uế chỉ ẩu, tuyên thấu phục tà, sách Ôn dịch luận viết: Khí vị cay mạnh, trừ phục tà chiếm cứ. 2 vị cùng làm thần.

Bạch mao căn, Lô căn cam hàn, thanh nhiệt lợi thấp, ích vị hòa trung, tư phế thanh phế, 2 vị cùng dùng giúp bổ trợ cho tính thanh nhiệt của Kim ngân hoa, đề phòng Hoắc hương làm thương âm, đều làm tá. Sách Y học Trung trung tham Tây lục viết: Lô căn tính lương mà thiện thăng, công năng thăng lên trên rất mạnh, giúp dẫn dược nhập kinh Phế, làm sứ duợc. Kim ngân hoa, Lô căn, Bạch mao căn thanh nhiệt giải độc, nhuận phế sinh tân, Hoắc hương, Bạch chỉ, Thảo quả phương hương hóa trọc, lợi thấp hòa trung. 6 vị thuốc hỗ trỗ hỗ dụng, giúp nâng cao tác dụng hóa trọc hòa trung, lợi thấp giải độc.

* Thuyết minh phương dược của Cẩm nang Trung y dược Chẩn trị Covid-19 (cho cả bài dùng ngoài và uống trong). Sách này đã được xuất bản trong tháng 2, cập nhật lần thứ 5, để làm kim chỉ nam cho Trung y dược toàn quốc ứng dụng phòng, trị dịch bệnh. Nhà xuất bản: Trung y dược Trung Quốc (Bắc Kinh). 邮编:100176. 传真:010-64405750. 热线电话: 01089535836. 维权打假: 01064405753 2020年2月第1版. ISBN 978-7-89461-114-7. Dựa theo bản dịch lưu hành nội bộ của Y Phú.

Các phương uống trong và dùng ngoài lập trên là dựa vào công hiệu của các phương dược dự phòng ôn dịch, kết hợp các nghiên cứu hiện đại tuơng quan, đồng thời căn cứ tình hình bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới.

Kim ngân hoa, Quán chúng là các dược vị thường dùng dự phòng dịch bệnh của Trung y, trong đó, nhiều phương thuốc dùng dự phòng dịch SARS – 2003. Kim ngân hoa thanh nhiệt giải độc, có lịch sử lâu dài dùng dự phòng dịch bệnh. Nghiên cứu dược lí hiện đại cho thấy: Acid chlorogenic và các acid hữu cơ là thành phần chủ yếu, lại chứa các flavonoids, tinh dầu, Iridoids có tác dụng dược lí kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường miễn dịch. Nhóm nghiên cứu của học viện khoa sinh mệnh học – Đại học Nam Kinh phát hiện, Kim ngân hoa có chứa 1 loại miRNA đặc biệt là MIR2911, tồn tại ổn định trong quá trình bào chế dược liệu, có tác dụng hướng đích và ức chế tiềm lực của virus Corona và kháng khuẩn phổ rộng. Tác dụng ức chế phổ rộng với các virus thủy đậu, Zona, virus EV71 (gây bệnh tay chân miệng), virus Ebola, virus Zika, virus gây bệnh tả lợn châu Phi, virus MERS CoV (gây bệnh viêm đường hô hấp Trung Đông), Rotavirus cùng nhiều chủng virus khác.

Hổ trượng thanh nhiệt giải độc, sách Trửu hậu phương viết: Dùng trị liệu các chứng thời dịch lưu độc. Hồng cảnh thiên có tác dụng nhuận phế thanh phế, chỉ khái binh suyễn, hoạt huyết ích khí. Nghiên cứu dược lí hiện đại cho thấy tác dụng tốt trong chống mệt mỏi, tăng cường miễn dịch. Hoắc hương chứa Progesterone, Patchoulol là thành phần bay hơi có hoạt tính, flavonoids, glycosides là thành phần không bay hơi có hoạt tính. Các thành phần này có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus rõ rệt, giúp bảo vệ và tăng cường công năng chính thường của tràng vị, nâng cao công năng điều tiết miễn dịch của cơ thể.

Tóm lại, với dự phòng bệnh viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới, trước hết, cần tuân thủ những nguyên tắc phòng dịch bệnh như, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, củng cố sức đề kháng của cơ thể. Khi sử dụng các phương thuốc dự phòng đường uống, cần căn cứ vào sự phân tích phương thuốc, biện chứngluận trị. Căn cứ vào thể chất khác nhau để người người thích nghi chọn phương phù hợp. Liệu trình uống 1-2 tuần.

Công văn số 1306_BYT_YDCT huong dan cac don vi kbcb yhct phong chong viem dhhc do sars cov 2. 

 

Tương tác facebook: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.