Công năng của sả

Đã nhiều người biết và nhiều bài thuốc được ứng dụng, nên ở đây, chỉ nêu lên công năng đặc biệt của sả  – tiêu thực.

Từ ngàn xưa, yhct Việt Nam đã biết dùng củ sả làm gia vị trong các món ăn có tính giầu đạm, khó phân hủy (trâu, bò, dê, chó…), có tính lạnh (ngao, ốc, trai, hến…). Ngày nay, dưới góc độ khoa học mới thấy, việc áp chế nguyên tắc các món ăn phải có sả của nền yhct dân tộc, mà chủ đạo là y học dân gian, thật sự rất khoa học, tài tình. Tiếc rằng, lâu nay, người ta đã phá vỡ nhiều phép tắc ăn uống cổ truyền, thay bởi những thứ có tính công nghiệp, ào ào cho xong.

Vạn bệnh do ăn/uống mà ra. Cơ thể sống được, mạnh khỏe hay không, đều lấy ăn/uống làm đầu. Do đó, tỳ làm tạng trung tâm của lục tạng, vị làm phủ trung tâm của lục phủ. Khí huyết muốn tuần hành, nhu hòa, lợi lực, để đến nuôi từng tế bào, phụ thuộc vào tỳ vị rất nhiều. Chỉ cần hiểu là hệ thống tiêu hóa là được rồi. Không tiêu hóa được, hấp thụ kém, dẫn đến máu huyết suy nhược, lâu dần bệnh khởi phát hoặc khó lành bệnh.

Sả có công năng phân hủy các chất đạm trong thức ăn, giúp cho hệ thống tiêu hóa bớt nhọc công cắn xé, nhào nặn, nên dùng cùng các thức ăn giầu đạm khó tiêu. Sả tính ấm, nên dùng trung hòa các thức ăn tính lạnh (tránh đau bụng, đi ỉa), sả có tinh dầu, mùi thơm nên thông khí lợi phổi. Sả lại kích thích dạ dày tiết ra các dịch vị tiêu hóa thức ăn, giúp mật điều tiết dịch mật làm nhu nhuyễn thức ăn, các chất dinh dưỡng dễ được hấp thụ ở ruột non…

Chốt lại, nên uống nước sắc sả (tươi hay khô đều được) hàng ngày. Khi ăn các món ăn giầu đạm, hay ăn uống vào thấy đầy bụng, khó tiêu, khi khí vị dâng trào, thường cảm thấy như có gì đó vướng mắc ở họng sau ăn. Thời nên dùng nước sắc sả.

Một số lưu ý: 

Không nên mua các loại sả chế biến thành gia vị sẵn bán cho các nhà hàng hay người nội trợ, mà chất lượng không bảo đảm.

 Khi nấu ăn, không nên cho sả vào sớm và đun lâu (trừ những trường hợp ướp cho thơm, thì vẫn phải dành một phần sả cho vào sau cùng, khi thức ăn chín, chuẩn bị bắc ra khỏi bếp). Sắc sả nước sôi không quá 3p. Vì ở nhiệt độ cao, tinh dầu (chính là chất thuốc) của sả sẽ bị bay hết.

Sắc thuốc, nếu có vị sả, thì sả cho sau cùng, khi thuốc đã đạt độ chín và liều lượng cần dùng.

Có thể hãm sả bằng nước vừa sôi, như hãm trà để uống.

Các món ăn đã có dứa (thơm), thời không cần thêm sả, vì dứa cũng có công năng phân hủy thức ăn rất mạnh (nên thường xào với thịt bò, dê, dạ dày, lòng mề gà…). Tuy nhiên, nên dùng lõi quả dứa ưu việt hơn miếng múi.

Nam Y Dược Phú Tuệ trên Facebook tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.