Mạn đàm về nọc rắn
Nhiều bs từ kinh nghiệm thực tế nghiệm ra rằng, người uống rượu rắn nhiều, ít khi bị bệnh. Nhưng khi bị bệnh, rất khó chữa trị hiệu quả, đặc biệt là các bệnh lí liên quan đến vi khuẩn/kháng sinh. Mặc dù không có tài liệu chứng minh, văn bản hướng dẫn và/hay quy định nào, nhưng trong nhiều viện, các bs mặc định như thế và truyền nhau, dù có thể không hiểu vì sao. Lúc này mới cấm đoán người bệnh uống rượu rắn, đã không còn tác dụng nữa. Bởi vì, rượu rắn không còn tác dụng với thuốc điều trị, mà cơ chế miễn dịch của người đó hoạt động như vậy rồi. Do đó, cần phải làm gì, để xử trí được tình huống này là một bài toán nan giải.
Tuy thế, không có cơ sở và không thể khuyến cáo/cấm người bình thường sử dụng rượu rắn, cũng không thể bài bác rượu rắn. Tác dụng tốt của rượu rắn là hiển nhiên và sự khó điều trị hiệu quả với người đã từng dùng rượu rắn cũng có thật. Đều không phải chỉ là “lời đồn”. Nguyên nhân chính là ở nọc rắn.
Nọc rắn tuy độc, nhưng tác dụng chữa bệnh và được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh không ít, cả tân cả cổ. Không phải ngẫu nhiên hay chỉ với tính thần thoại, mà rắn độc lại trở thành biểu tượng của ngành y và dược hiện đại.
Nguyên nhân làm cho người sử dụng rượu rắn khó đáp ứng với các loại thuốc Tây (đa số là thuốc kháng sinh), do cơ thể người này có sức kháng độc trội hơn hẳn. Với thuốc kháng sinh, cơ thể người sẽ “đọc” là độc, vì thế, khi dùng thuốc kháng sinh (hay thuốc có tỉ lệ độc tố nhất định làm thành phần chủ trị bệnh lí) với liều tối đa cho phép cũng sẽ bị cơ thể tự kháng lại và đào thải, bị vô hiệu hoá tác dụng với bệnh lí.
Như đã nói ở trên, nọc rắn ở liều gây chết là độc giết người, nhưng ở liều thích hợp lại chủ trị nhiều dạng bệnh lí và giúp cơ thể người có khả năng miễn nhiễm độc cao. Từ cơ chế này, người ta tạo ra kháng huyết thanh chống độc rắn. Bất kì loài động vật máu nóng nào cũng có khả năng thích ứng với nọc rắn và thay đổi cơ chế sinh học tự nhiên của cơ thể để đạt được sự miễn nhiễm độc ở chừng mực nhất định. Thí dụ, để tạo ra kháng huyết thanh chống độc của rắn hổ mang, người ta chọn loài ngựa. Một con ngựa trọng lượng 500kg, liều nọc rắn gây chết là 24mg tiêm 1 lần. Nhưng khi tiêm từng liều nhỏ (khoảng 3-4mg) và tăng dần lên 8mg, 12mg, 20mg, 30mg, 50mg… cho đến 200/250mg, thì con ngựa không chết, vẫn khoẻ mạnh bình thường và huyết tương của nó chứa hoạt chất kháng được với nọc rắn hổ mang (gọi là kháng huyết thanh). Như vậy, sau khi trải qua quá trình “luyện tập”, con ngựa này đã đạt khả năng kháng nọc rắn gấp 10 lần so với liều gây chết 1 lần không qua “luyện tập”. Các loài động vật máu nóng khác, kể cả con người cũng tương tự về tỉ lệ (đương nhiên liều gây chết 1 lần trên mỗi loài mỗi khác).
Những người hay biểu diễn cho rắn độc cắn mà không sao là có thật, họ đã được “luyện tập” từ nhỏ và có tính bí truyền. Thêm vào đó, họ có cách làm giảm liều độc của con rắn được biểu diễn và có phương pháp trừ nọc độc của rắn tại chỗ. Cho nên, họ sẽ không sao, không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ, nếu không chủ quan sơ suất để bị nhiễm nọc rắn quá 10 lần liều gây chết trên người. Và đến đây, chúng ta biết, họ không có gì thần bí cả. Và người uống rượu rắn độc cũng có khả năng này.
Người bị rắn cắn lần đầu được cứu sống, thì lần sau, vẫn loài rắn ấy, liều nọc rắn thấp hơn hoặc bằng lần đầu, thường dễ điều trị và nhanh chóng hồi phục hơn lần trước, thậm chí là chả sao. Thế nên, thi thoảng chúng ta gặp những người thợ bắt rắn bị hàng chục vết cắn nhiều lần, mà họ thấy rất ư bình thường. Tuy nhiên, nếu gười này gặp phải bà rắn hổ chúa đang lúc đói bụng vả cho một miếng, thì toi ngay, chứ không thể bình thường được. Mấy ông biểu diễn cho rắn độc cắn cũng thế thôi.
Rượu rắn, từ cách ngâm, lượng nọc độc đã giảm đi rất nhiều. Liều lượng dùng rất ít mỗi ngày, thì sẽ ở dạng liều “luyện tập” và đáp ứng công năng trị bệnh, bảo vệ sức khoẻ. Tuy nọc rắn qua đường uống, nếu hệ thống tiêu hoá không có sự chầy xước (tức là không có đường đi thẳng vào máu), người uống không bị dị ứng với nọc rắn, thì cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài qua thời gian, ít khi gây ra nhiễm độc như bị rắn cắn (tức là đi thẳng vào máu). Nhưng nó đã có tác dụng cải tiến sức đề kháng, nâng cao khả năng tự miễn nhiễm độc đối với người dùng.
Với người bệnh đã từng uống rượu rắn độc, không đáp ứng với liều thuốc trị bệnh thông thường, cách duy nhất là tăng liều thuốc lên rất cao. Liều thuốc phải vượt quá khả năng miễn nhiễm độc của người bệnh mới có tác dụng. Nhưng lại không có cách nào biết được khả năng miễn nhiễm độc tối đa của người bệnh này là bao nhiêu, nên khó. Mặt khác, nếu dùng liều quá với quy định tối đa của loại thuốc, thì thầy thuốc sẽ đối mặt với “nhà đá”, thay vì “nhà thương”. Thế là thành ra bế tắc! Tuy trong văn bản hướng dẫn điều trị, có một cửa để ngỏ cho thầy thuốc, được phép dùng quá liều thuốc tối đa trong trường hợp cần thiết, nhưng phải nêu rõ lí do chính đáng, khoa học và chịu trách nhiệm. Mà lại không thể nêu lí do do uống rượu rắn vì vẫn chỉ có tính “kinh nghiệm”, “truyền miệng” mà thôi. Chưa có công trình nghiên cứu nào xác quyết và đưa ra những nấc thang cụ thể. Vì phương Tây người ta không uống rượu rắn, nên chả rỗi hơi đâu mà nghiên cứu để đưa ra liều điều trị đối với người uống rượu rắn không đáp ứng liều thuốc điều trị của họ. Phức tạp, tốn kém, họ chả dại. Còn như chúng ta đưa ra lí do này, họ lị chả bảo là “hoang đường”, là “kinh nghiệm chủ quan/dân gian”, là “không khoa học”.
Nếu bác bỏ, bài trừ tác dụng của rượu rắn, thì cũng tương tự phủ nhận các loại thuốc Tây sử dụng nọc rắn, chế phẩm độc của nọc rắn. Nọc rắn có 4 tác dụng chính rất lớn ứng dụng trong y học là, chống độc, chống chảy máu, hướng thần và giảm đau. Nhóm thuốc chống độc chính là kháng huyết thanh. Nhóm thuốc chống chảy máu (làm đông máu) như venostat, được dùng điều trị và dự phòng chảy máu trong mọi trường hợp phẫu thuật khó, chảy máu ồ ạt, chảy máu đường tiêu hoá, tử cung, tiết niệu… Nhóm thuốc hướng thần và giảm đau như spofa, được sử dụng với tất cả các triệu chứng đau dây thần kinh, thần kinh liên sườn, thần kinh cổ, thần kinh chẩm, sinh ba, đầu lưỡi, hông to… Các bệnh lí thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm đốt sống, thoái hoá khớp… Các bệnh lí đau sau phẫu thuật, cơn đau ác tính, đau túi mật, bệnh tabet… Hay nhóm Tot Cobra, được dùng trong mọi trường hợp đau do chèn ép, sự tưới máu ở các mao mạch không đồng đều.
Như vậy, có thể thấy được rằng, người sử dụng nhiều lần các nhóm thuốc, chế phẩm từ nọc rắn cũng có khả năng như người uống rượu rắn. Và từ đây có thể nghĩ đến những trường hợp không đáp ứng với liều thuốc điều trị thông thường mà không phải do uống rượu rắn, sự đột biến kháng thuốc của vi khuẩn, có tiền sử sử dụng các nhóm thuốc liên quan ở trên là do đó không? Có thể chứ. Và có đáng để nghiên cứu không, tìm giải pháp không? Rất xứng đáng!
P/s: Hình trung đội hổ mang được huấn luyện làm “lính gác đặc nhiệm” á.
Theo fb: Phú Tuệ.
Tương tác facebook: Tại đây
Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.
Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây