TẠNG CAN

1. Tạng can chủ động

Bẩm thụ Mộc khí của Thiên Địa vào giờ Sửu mà kinh Can vượng, Tạng Can dễ cảm ứng với Phong của vạn vật, thuộc tính này giúp cho quá trình Động ở toàn thân.

– “Kỳ tại thiên vi Phong, tại địa vi Mộc, tại thể vi Cân, tại tạng vi Can…” -> trong Đông y thì Mộc – Phong – Động – Mùa xuân – Phương Đông – Tạng Can – Cân… chỉ là một mà thôi: đó gọi là đồng khí, mà đồng khí thì dễ cảm ứng (đồng khí tương cầu, đồng thanh tương ứng)

Nói thêm để làm rõ ý trên:

Một vật luôn có Tính và Tình của nó:

– Tính: Khí Thái cực và Âm Dương đã tạo hoá ra vạn vật. Mỗi vật hiện diện hữu hình và kéo dài sự sống của mình với khí mà mình đang có, đó gọi là ‘Tính’ -> bản tính bên trong.

– Tình: Khi tiếp xúc với vật khác, tính được bộc lộ ra dưới dạng nào đó: vui, buồn, thương, ghét… đó là ‘Tình’ -> Tình là biểu lộ của tính ra bên ngoài

 

+ Hiện tượng A bộc lộ tình cảm của mình với B gọi là tạo đường Thông

+ HIện tượng B bày tỏ tình cảm của mình phản hồi lại cho A gọi là Cảm

+ Khi tiếp nhận sự phản hồi, A động lên phù hợp với sự Cảm đó gọi là Ứng

=> Để có Cảm Ứng thì phải có Thông trước. Trong cơ thể thì Hệ Kinh Lạc làm nhiệm vụ Thông: ngoài việc liên lạc Tạng – Phủ – Thể với nhau, nó còn là con đường thông giữa Tạng phủ với khí của Thiên – Địa. Như vậy nhờ kinh Túc quyết âm Can mà tạng Can thông với Thiên – Địa – vạn vật, lại thêm Tạng Can bẩm thụ Mộc khí, do đồng khí với Phong của vạn vật mà cảm được tính động. Can động lên để Ứng thành thuộc tính Động của toàn thân.

– Can chủ các tiết (khớp), chủ cân là hệ quả Can chủ động -> giúp vận động cơ thể

– Can chủ sinh: Phong khí khởi đầu cho chu kỳ mới, tư tưởng mới (động trong tư duy)

– Động là thuộc tính lớn nhất của Can, do Can khí làm chủ

2. Can chủ sơ tiết

Là hệ quả của tính Động, khí được làm nhẹ và phân bổ mọi nơi để thi hành công dụng của khí. Do Can khí làm chủ.

– Sơ: làm thông suốt, thấu tỏ, làm cho tán nhỏ về mọi hướng

– Tiết: tuôn ra, trút ra, phát tiết ra

Vậy Can chủ sơ tiết:

+ Làm cho khí thông sướng, điều đạt (về: tình, chí, vận hoá Tỳ vỵ, tiết Đởm trấp, vận hành khí huyết, sinh dục)

+ Làm cho các chu kỳ của cơ thể đến đúng hẹn (chu kỳ kinh, thức ngủ, đói no…)

3. Can tàng huyết

Huyết được chứa đựng mọi nơi, nơi nào huyết chứa đựng nhiều đều thuộc tạng Can làm chủ (bào cung, cơ, gan…) huyết hữu hình do Can âm quản.

– Theo luật tương sinh: Thận khí sinh Can âm, bẩm thụ được đặc tính Tàng của Thận khí mà Can âm có khả năng Tàng huyết

– Tàng huyết ở đây là điều tiết cho huyết lượng phù hợp với hoạt động của cơ thể; tàng huyết không có nghĩa là huyết không lưu thông mà là lưu thông chậm lại khi ngủ nghỉ

4. Can chủ bào cung

Là nơi huyết đặc biệt, để sinh nở, truyền giống cho thế hệ sau.

Đường kinh túc quyết âm Can đi qua bộ phận sinh dục ngoài, lạc vào trong bào hệ.

+ Bào hệ: tử cung, hai phần phụ do Can Âm làm chủ

+ Chu kỳ kinh do Can khí làm chủ

5. Can cùng Thận làm chủ hạ tiêu

Kinh Thuỷ đúng hẹn, Nguyệt Tín, là do Can khí làm chủ (qua chức năng sơ tiết)

Sự xuất của nhị âm do Thận khí làm chủ.

– Hạ tiêu liên quan tới sự bài xuất của tiền âm và hậu âm: kinh nguyệt, sinh nở, xuất tinh, đại tiện, tiểu tiện

6. Can chủ cân:

Giải thích Động toàn thân thực hiện bởi cân hình, chức năng cân động được là do Can khí làm chủ. Tông cân (gốc của cân) là dương vật

– Hình của cân (gân, cơ vân, cơ trơn) do Can âm làm chủ

– Chức năng động của Cân do Can khí làm chủ

7. Can khai khiếu ở nhãn, tàng hồn

Can khí thăng lên trên bằng kinh túc quyết âm Can tới Mục hệ mà nhìn rõ, cấu trúc mắt hữu hình do Can âm làm chủ, thị lực do Can khí làm chủ.

Thích nhìn gì bộc lộ Can khí bởi cách nhìn, Hồn ở nhãn quang

– Cách nhìn = nhãn quang = quan điểm sống

– Hồn = sự sinh động = sức sống biểu hiện qua ánh mắt (qua cách nhìn, quan điểm sống)

8. Can hợp trão

Móng tay, đầu ngón linh động do Can khí làm cho nhanh mà Can âm làm nhuận.

– Hình của móng thuộc Can âm. Động của móng thuộc Can khí

9. Can chủ tiết

Khớp toàn thân do Can khí làm động, Can âm làm nhu nhuận mà khớp mạnh lại được mềm dẻo.

– Cấu trúc khớp (sụn khớp, dây chằng, đĩa đệm, dịch khớp) do Can âm làm chủ

– Động của khớp do Can khí làm chủ

 

TẠNG TÂM

1. Tâm chủ nhiệt

Bẩm thụ Hoả khí của Thiên Địa vào giờ Ngọ mà kinh Tâm vượng, Tạng Tâm dễ cảm ứng với Nhiệt của vạn vật. Chính thuộc tính này giúp cho quá trình Hoả hoá ở huyết, ở Tỳ, ở Thận, ở Doanh.

– Nhiệt (Hoả) là thuộc tính lớn nhất của Tâm. Hoả toả sáng -> Tâm quân chủ, sáng suốt.

– Dinh (doanh) từ Tỳ đưa lê  Tâm được Hoả hoá thành huyết mà có màu xích (đỏ)

– Tâm hoả hoá tại Tỳ, giúp quá trình vận hoá tại Tỳ (noãn Tỳ)

– Tâm hoả hoá tại Thận: thuỷ được hoả hoá thăng lên -> thuỷ khí hùng mạnh.

2. Tâm chủ huyết mạch

Huyết cung dưỡng ngũ tạng đó là quá trình Trưởng, huyết vinh được là do Hoả hoá, muốn biết huyết có vinh hay không thì quan sát sự Xích hoá trưng bày ra ở Diện, sắc mặt hồng là do huyết vinh, ngũ thể nhờ đó mà nhuận. Tâm Dương làm chủ sự hoả hoá.

Mạch: để dẫn huyết, mạch đã phải động, do động từ Can dương mà thành (theo luật “cùng tắc biến, cực tắc phản”). Tâm âm làm chủ.

– Huyết = Doanh + Hoả (màu xích + nhiệt)

– Huyết là sản phẩm có đủ Thuỷ và Hoả: nơi Thuỷ Hoả ký tế

– Trưởng (làm cho lớn lên) = Hoả + vật chất hữu hình

Vì giai đoạn Trưởng thuộc về Hoả + Dương sinh Âm trưởng.

3. Tâm khai khiếu ở lưỡi

Lưỡi là nơi tạng Tâm tham vào Thiên Địa. Người xưa rất tế nhị mà sâu sắc khi nhìn lưỡi để biết hình, nghe để biết (tri) khí; Khi vọng, văn thì biết Tâm hoả hoá thế nào, Tâm động hoá thế nào.

– Hình thể lưỡi: Tâm hình

– Lưỡi dễ nếm, thích nếm gì, để nói, nói cái gì, cách nói ra sao: thuộc Tâm khí

– Tâm hoả hoá tại lưỡi thì sắc lưỡi sáng, lời nói trong sáng, rõ ý (hoả toả sáng, phân biệt rõ thanh – trọc, thiện – ác, nhận và phân biệt được vị của vật thực hiện từ thiên địa

– Tâm động hoá tại lưỡi để nói

– Tâm động hoá tại Mạch để đưa huyết đến tận mô nguyên (tế bào), huyết không đến nơi nào sự sống nơi đó chấm dứt

4. Tâm tàng thần

Hình ảnh toả sáng của lửa dùng để so sánh với Dụng của Tâm, phân biệt chức năng này với các tạng khác, sâu hơn phân biệt với loài khác. Đúng vậy, khi chức năng đặc biệt này bình thường, ta nói Tâm đủ thần minh, khi thái quá ta nói Tâm dư thần minh, khi bất cập ta nói Tâm thiếu thần minh, đó là tư duy do Tâm dương làm chủ

– Thần toả sáng để phân biệt đúng sai, để sống đúng, Thân là chính khí vậy

– Tư duy: dùng để phân biệt con người với con vật. Con người có tư duy hướng thượng

5. Tâm cùng Phế làm chủ thượng tiêu

Tâm chủ huyết, Phế chủ khí

– Khí hành -> Huyết hành -> Hoả hành: mà thượng tiêu hùng mạnh

Xét đến Tâm là phải xét đến Hoả hoá, Thần minh, Huyết mạch, Ngôn ngữ và Tư duy

 

TẠNG TỲ

1. Tỳ chủ thấp

Thấp là thuộc tính lớn nhất của Thổ, Thấp là hình ảnh ẩm ướt. Theo luật Dương sinh Âm trưởng, Tỳ dương sinh ra Thấp và Tỳ âm trưởng cái Thấp đó, trong bệnh lý Đàm là hình ảnh của thấp

– Thấp khí: khí có tính nhuận, điều kiện lý tưởng để sự sống bắt đầu sinh ra và nuôi dưỡng sự sống. Tính của hành Thổ là như vậy

+ Thấp khí vừa phải: làm tươi nhuận

+ Thấp khí quá mức: ẩm ướt, trì trệ, nặng nề

+ Thấp khí thiếu hụt: khô táo

=> khi bệnh lý: Thấp khí kết thành hình gọi là Đàm.

– Thấp hình: tốt là hình thể của Tỳ, xấu là Đàm trọc

+ Thấp hình do sự vận hoá tốt và trưởng đúng mức -> thành dinh hậu thiên nuôi cơ thể, thành cơ nhục là hình thể của Tỳ

+ Thấp hình do sự vận hoá và trưởng không tốt -> thành hỗn trọc (thanh trọc lẫn lộn) bên ngoài là dịch xuất tiết, bên trong là đàm trọc chưa ở hình thể: béo bủng, dịch phù, xơ vữa…

Vậy Tỳ chủ thấp:

+ Tỳ khí sinh ra thấp: thấp khí làm giảm táo, làm tươi nhuận

+ Tỳ âm trưởng thấp khí thành thấp hình: dinh hậu thiên, cơ nhục…

 

2. Tỳ chủ vận hoá (thăng thanh giáng trọc)

Tỳ đại diện cho hậu thiên, chức năng của hậu thiên là Dưỡng – Trưởng cái đã sinh thành từ tiên thiên, muốn Dưỡng và Trưởng phải nhận khí và vật của Thiên và Địa. Khí thì do Phế làm chủ, vậy Tỳ còn lại là vận hoá cái vật mà cơ thể nhận vào rồi biến đổi vật ấy bằng cách phân chia, đồng hoá thành khí, tinh mà đưa đi các nơi theo luật đồng khí tương cầu. Nhiệm vụ phân chia, biến đổi, đồng hoá gọi chung là Hoá, đưa cái đã hoá đến nơi khác là Vận. Tuy nhiên Vận và Hoá đồng diễn ra chứ không riêng lẻ. Vạn vật hữu hình nên do Tỳ âm làm chủ, Hoá vật vô hình nên do Tỳ dương đảm nhiệm (trong đó Tinh là Âm, Khí là Dương), dù thăng hay giáng trọc cũng do công năng của Tỳ dương. Tinh của thuỷ cốc một phần được xích hoá (Tâm dương) đi cung dưỡng các nơi, còn lại khí của thuỷ cốc Tỳ dương thăng lên Phế. Tóm lại Tỳ âm chủ vận, Tỳ dương chủ hoá.

– Tỳ vận hoá ở mọi nơi không chỉ ở ống tiêu hoá mà sâu thẳm ở tận mô nguyên.

– Mọi bệnh rối loạn chuyển hoá t;rước tiên trách do Tỳ không vận hoá.

– Đề: đưa lên tới ngực. Cử: đưa lên khỏi đầu.

=> Tỳ thăng đề: Tỳ đưa doanh khí lên Thượng tiêu (ngực) giao cho Tâm-Phế

Tỳ chủ hậu thiên là hệ quả của chức năng Tỳ vận hoá

3. Tỳ chủ cơ nhục

Cơ nhục hợp với Tỳ, cơ nhục to lớn nhất đại diện cho Tỳ là Mông, xem cơ nhục (mỡ, nạc) để biết Thể của Tỳ thực hay hư. Cơ nhục đầy đặn là Tỳ âm đầy đủ, cơ nhục gầy héo là biết Tỳ âm không đầy đủ, từ đó có thêm cơ nhục mãn (dư thừa), hư (nhão, vô lực). Quan trọng là mượn Tỳ âm (thể) để biết dụng là Tỳ dương thực hay hư. Biểu hiện THấp tà thường tại cơ nhục vì đồng khí (Thổ).

– Cơ là thịt mỡ (phì nhục), Nhục là thịt nạc.

– Khi Tỳ khí đầy đủ sinh ra mỡ khối (cao du) bên trong, ra ngoài nó thành phì nhục.

– Khi Tỳ huyết đầy đủ nó sinh ra thịt nạc (sấu nhục).

– Cơ nhục chính là thấp hình tốt mà Tỳ vận hoá và trưởng đúng mức.

– Đàm là thấp hình xấu dễ chứa ở cơ nhục và trung tiêu trước (vì là nơi đồng khí, do Tỳ chủ) sau đó gây ra bệnh lý toàn thân.

4. Tỳ chủ trung tiêu

Ở đây vai trò của Tỳ rõ ràng nhất vì là cán cân giữa Thượng tiêu và Hạ tiêu, mọi yếu tố bình thường hay bệnh lý sẽ biểu hiện qua con đường của Trung tiêu cũng là của Tỳ, cũng có trường phái xem Tỳ là quan trọng nhất xuất phát từ luận điểm này.

– Tỳ chủ hậu thiên: Các sống thay đổi thất thường thì Tỳ bệnh trước.

5. Tỳ chủ tứ quan, tứ chi

Tứ quan giải thích theo cơ chế đường kinh (Ngũ du huyệt), tứ chi giải thích theo cơ chế cơ nhục hợp với Tỳ và từ đó cung cấp năng lượng cho cân cốt bì phu.

– “Thanh dương thực tứ chi, trọc âm quy lục phủ”: Dương vị trí của nó ở ngôi cao (thiên) nhưng dụng của nó đi khắp bốn phương. Tứ chi là cái gốc của dương khí, khí thanh dương sinh ra từ ẩm thực sẽ sung thực cho tứ chi, còn phần trọc quy vào lục phủ để truyền hoá. Vì thế Tỳ chủ tứ chi.

– Tứ quan là 4 nơi trọng yếu của Tứ chi: 4 khớp lớn (2 khuỷu + 2 gối) là nơi khí thiên địa hợp vào (huyệt hợp của các kinh ở 4 khớp lớn này)

6. Tỳ khai khiếu ở môi

Giải thích bằng học thuyết Kinh lạc: kinh túc thái âm Tỳ phân bổ quanh môi.

– Tỳ khai khiếu ra môi (thần) để nhận vật thực tốt đẹp của Thiên Địa và biểu hiện cái ý tốt đẹp của nó. Cũng vì thế mà môi tham gia vào phát âm, nói ra được ý tốt đẹp của Tâm.

7. Tỳ tàng ý

Vật quy cho cùng có Thanh và Trọc

Ý tựu trung có Lợi và Vô Lợi

Ý lợi thì chứa vật Trọc, Ý vô lợi thì thích chứa vật Thanh

Thích vật thanh – trọc cũng như dễ dàng biến hoá vật tương hợp là do Tỳ làm chủ.

Tỳ tàng Ý hay chủ Ý là thế.

– “Tâm hữu sở vị chi ý”: Cái tâm chứa nhớ gọi là ý. Tâm sinh Tỳ, Tỳ chủ về giữ lấy ở giữa cho nên có thể nhớ (ký ức). Tỳ chủ vận hành nên biết tư lự (suy nghĩ). Khi Tỳ dương hư thì tư lự bị hạn chế, khi Tỳ âm hư thì ký ức kém.

– Bụng to + tay chân nhỏ: chỉ cần lý khí hoá thấp (thấp chi ở trung tiêu).

– Bụng to + tay chân to: lý khí + trừ thấp cả 2 con đường nhị tiện (thấp đã ở khắp nơi).

8. Tỳ quan hệ với Vỵ

Theo mối quan hệ biểu lý: Tỳ ở trong thuộc âm, Vỵ ở ngoài thuộc dương chủ ngầu nghiến thuỷ cốc rồi giáng xuống. Tỳ sẽ thăng tinh của thuỷ cốc lên Thượng tiêu gọi là Dinh.

– Tỳ chủ thăng, Vỵ chủ giáng nạp nên trung tiêu có khả năng thăng giáng và giữ cán cân điều hoà cho thượng tiêu và hạ tiêu.

 

Tương tác facebook: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.