HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

I. Khái quát

Cũng như học thuyết Âm Dương, học thuyết Ngũ Hành không có tác giả chính thức. Nhưng có ảnh hưởng từ Hà Đồ, Kinh Dịch

+ Các con số là từ Hà Đồ như: Thiên nhất sinh thuỷ… dù sau này khi có chữ, người ta viết lại ý của Hà Đồ

+ Khái niệm “Cực” là từ Kinh Dịch và thay đổi “Biến” hoặc “Hoá” như: “Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”. Tư tưởng này được dùng trong học thuyết Ngũ Vận Lục Khí cũng như luật tương sinh trong học thuyết Ngũ Hành.

 

Có ảnh hưởng trực tiếp qua lại giữa các quan hệ con người trong xã hội thời đó và các tác giả ghi nhận thành quy luật.

– Nhân sinh quan đã hình thành, đại diện là Ngũ Luân, Tam Cương, Ngũ Thường, là tư tưởng của Nho giáo, Lão giáo.

+ Mối quan hệ vua-tôi gọi quân-thần, quân thì sáng, thần thì trung

+ Mối quan hệ cha mẹ-con gọi phụ-tử, khi ứng dụng vào luật tương sinh, gọi luật mẫu-tử

+ Thầy-trò

+ Bằng hữu gọi huynh-đệ cũng được

+ Mối quan hệ vợ chồng gọi phu-thê, ứng dụng trong luật tương khắc

– Mỗi mối quan hệ có nhiều yếu tính phức tạp, có gọi tên như hiếu-đễ… chỉ xét phần liên quan tới y học, 2 mối quan hệ mẫu-tử và phu-thê

+ Mẹ cho con tất cả, cha có lý trí, nên không cho tất cả. Cho nên tạng con bệnh suy, tạng mẫu rót hết cho con. Nên suy luôn, đây là lẽ thường, học y là chỗ này

+ Phu-thê chủ yếu đem âm dương vào, rất hay. Đó là luật: Nhu tòng cương và cùng lúc nhu hoá cương. Cho nên trong Ngũ Vận Lục Khí, giáp là dương mộc, sau khi cưới kỷ thuộc âm thổ thì giáp trở thành dương thổ. GS. Huỳnh Minh Đức đã dẫn lời Nguyễn Đình Chiều trong “Ngư tiều vấn đáp y thuật”

Những tư duy này các học trò đều thấy trên lâm sàng, họ trải nghiệm và học ra sự thật đơn giản này

 

Đối với thiên nhiên, học thuyết Ngũ Hành ghi nhận rất kỹ. Tạm xem là chi tiết khi mô tả quy luật của thời tiết, thời gian và không gian

+ Như là học thuyết Ngũ Vận Lục Khí khảo sát vận hành của thời tiết. Trong học ảnh hưởng tới sức khoẻ tốt hay xấu

+ Mô tả một chu kỳ là một ngày cũng có quy luật như một năm có xuân, hạ, thu, đông, khi giao mùa chuyển tiếp là tứ quý mùa.

+ Về không gian, có hơi khác; vì phương hướng triết học do tư duy quan sát chuyển động của mặt trời như sau:

Ví dụ: Do đó GS. Huỳnh Minh Đức cho rằng đường dung xuyên mô tả hoàng kỳ phía bắc (Bắc kỳ) là phương địa lý, bẩm thụ khí nhất dương thuỷ lại là phương triết học

 

Vấn đề hiểu đúng các từ, tự căn bản. Do rất nhiều người hiểu sai Can là gan, kể cả giới Đông y, cho nên cần nhắc lại vài ý:

 

+ Số người có học chữ thì ít, ở thời xưa còn ít nữa, mà chữ cổ càng khó hiểu hơn.

+ Để dễ hơn, người xưa giải thích hai kiểu:

 

Một là có nghĩa cụ thể, hình tượng như tý là con chuột, mộc là cây, kim là kim khí…

Hai là chứa nghĩa triết học như: tý là khí lưu hành đầu tiên trong Thập Nhị Địa Chi, mộc là một trong Ngũ Hành với các đặc tính: động, sinh, phong… kim là mang đặc tính: thu (thu gom thành trái), khuôn mẫu, táo… hầu hết thể loại này trong Nho giáo gọi là Hình Nhi Thượng Học, hay Tâm Học; ví dụ câu: “Quân tử dĩ tự cường bất tức”, trong y học “Can chủ cân” như thế (nếu dịch là “Gan chủ gân” thì không thể hiểu đúng)

Từ đây, mong người học Đông y điều chỉnh cho đúng lại.

Về năm chữ của học thuyết Ngũ Hành, nên hiểu như sau:

Mộc: Cùng lúc mang các đặc tính mà tuỳ hoàn cảnh có ý khác nhau, nhưng không thuộc về 4 hành còn lại.

+ Mộc vừa là cây, vừa là ngọn gió, vừa là nhúc nhích, vừa là ngọn cây, chồi non, vừa là mùa xuân, vừa là khởi sinh cái mới. Như vậy trong Đông y cũng vừa là tạng can, vừa là cân, vừa là mắt, là trảo… Đây là vai trò hết sức căn bản của Nội Kinh làm nền tảng cho học thuyết Tạng Tượng, với sự đan xen nhịp nhàng với các học thuyết khác

Hoả: Vừa là lửa, vừa là cái nóng, vừa là cây hoàn thành (trưởng). Vừa là tròn vẹn cái mộc sinh ra, vừa là mùa hạ, phương nam… Như vậy trong Đông y vừa là tạng tâm, vừa là huyết-mạch, vừa là lưỡi…

Thổ: vừa là đất, vừa là thay đổi (Hoả) từ cái hoả, vừa là ẩm ướt, vừa là mùa chuyển tiếp (Tứ quý mùa) vừa mang ý không thay đổi (đất cứ là đất)… Như vậy trong Đông y cũng vừa là tạng tỳ, vừa là cơ nhục, vừa là môi…

Kim: vừa là các chất kim khí, kim loại, vừa là kết trái (thu) từ hoa của cây, vừa là khuôn phép, vừa là khô ráo (táo) vừa là cứng rắn, vừa là mùa thu…

Thuỷ: vừa là nước vừa là tạng phế, vừa là bì mao… giống, mầm sống từ trái (tàng), vừa là hết một chu kỳ để tiếp nối cho chu trình sau, vừa là mùa đông… Trong Đông y vừa là tạng thận, vừa là cốt-tuỷ, vừa là tai…

Phần này được nhắc lại chi tiết hơn trong học thuyết Tạng Tượng

Những tư duy này cần sáng suốt thấy ra, rồi ứng dụng theo nơi sống thì đúng. Nếu máy móc áp đặt là chắc chắn sai, vì khác địa điểm, thời gian, phương hướng, sinh vật

Từ đây cần bỏ 2 thói quen sai:

1-Nội Kinh nói rằng…

2-Tư tưởng này ở trong sách nào?!

Tập quen với sự thật là người đang khổ trước mặt

Vấn đề Hà Đồ, số sinh thành và học thuyết Ngũ Hành

Khó lòng xác định cái nào có trước, nhưng cần hiểu ý của từng vấn đề

Từ các ký hiệu, suy nghĩ thành ngôn từ quả là kỳ lạ (Nguyễn Hiến Lê)

– Thiên Nhất Sinh Thuỷ, Địa Lục Thành Chi (Thuỷ)

– Địa Nhị Sinh Hoả, Thiên Nhất Thành Chi (Hoả)

– Thiên Tam Sinh Mộc, Địa Bát Thành Chi (Mộc)

– Địa Tứ Sinh Kim, Thiên Cửu Thành Chi (Kim)

– Thiên Ngũ Sinh Thổ, Địa Thập Thành Chi (Thổ)

Huỳnh Minh Đức giải thích lối văn này chữ Chi thay cho Thuỷ….

Ý nghĩa 2 chữ thập toàn ra đời từ đây: Thập Toàn Chi Mỹ, Thập Toàn Đại Bổ…

Sinh, giai đoạn sinh là có, chỉ mới có khí, chưa có hình

Thành, giai đoạn thành là đã có đầy đủ, cả khí lẫn hình

Các con số với ý nghĩa này ứng dụng nhiều trong sinh hoạt, y học. Ví dụ:

Thập Ngoạt (Nguyệt) hoài thai trong dân gian, còn trong y học tháng đầu (bắt đầu tính từ lần thấy kinh cuối cùng) dễ hư vì tính thuỷ non nớt, dễ thay đổi do chưa định thuỷ khí, điều dưỡng nhắm vô thận. Tháng thứ hai, dễ hư vì hoả chưa an, điều dưỡng nhắm vào tâm. Tháng thứ ba, dễ hư vì thuộc mộc, tính động chưa hoà, chữ động thai từ đây, thành ra Tứ Vật Giao Ngãi thang cho tháng 3 là vậy. Tháng 4, khó hư vì kim tượng trưng cho sự thu hoạch, dù còn dạng khí. Đến lúc sanh, hạng thứ dân không được bẩm thụ đầy đủ như hạng cao hơn, nên phải thiếu. 9 tháng và 10 ngày (thượng tuần thôi) chỉ có 10 tháng là đặc biệt, tư duy đan xen đủ thứ, đó là lý luận.

 

 

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.