NGŨ HÀNH TIÊN THIÊN, HẬU THIÊN

– Ngũ Hành Tiên Thiên xếp như vầy: Thuỷ Hoả Mộc Kim Thổ

– Ngũ Hành Hậu Thiên: Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ

Và Ngũ Hành Tiên Thiên không tương tác với nhau vì ở giai đoạn sinh

Ngũ Hành Hậu Thiên có tương tác với nhau, ở đây lại mang ý nghĩa dụng so với tiên thiên là thể. Đồng thời lại có cách giải thích con số theo hậu thiên về tuổi:

+ Từ 1 đến 10 tuổi là giai đoạn mộc: trẻ rất động

+ Từ 11 đến 20 tuổi là giai đoạn hoả: tính hoả sáng nên thông minh, nóng

+ Từ 21 đến 30 tuổi là giai đoạn thổ: ở đây tượng của địa là cái gì ra cái nấy. Núi, ao, nồi cơm đất… Cho nên ổn định hình lẫn khí, Không Tử mô tả “Tam Thập Nhi Lập”

+ Từ 31 đến 40 tuổi là giai đoạn kim: thu hái dù ít nhưng rõ ràng có khuôn phép

+ Từ 41 đến 50 tuổi là giai đoạn thuỷ: về tới đích thành công, “Ngũ Thập Tri Thiên Mạng”

Tới đây hoàn thành giai đoạn sinh. Tiếp theo là giai đoạn thành

Khái niệm này chủ động nhằm vào ngũ tạng tổng quát, trong y học tuỳ nghi vận dụng. Ví dụ:

Nam thiếu niên tâm hoả vượng, dậy thì mụn, mộng tinh là bình thường, nếu quá mức, dùng tả tâm dương để trị như hoàng liên giải độc thang

– Ở bài này, chủ đích sẽ là học thuyết Tạng Tượng nên chỉ khảo sát về y học

Tuy Nội Kinh đặt nền tảng thật, nhưng là ứng dụng các học thuyết khác nhau, sẽ giải thích ở quan điểm học thuyết đó. Ví dụ: Ngũ Hành có 5 số, 5 loại, tạng có 5, phủ có 6. Kinh tương ứng cũng có 6, hoả ngũ hành có 1, lại có quân hoả, tướng hoả… là ở học thuyết khác

Nếu chốt lại từ học thuyết Ngũ Hành, lâm sàng dễ hơn.

 

Định Nghĩa học thuyết ngũ hành

– Là học thuyết khảo sát vạn vật được quy nạp, xếp loại thành 5 ý tượng, được đặt tên là mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ và có mối quan hệ theo quy luật tương sinh, tương khắc.

– Từ đó nếu vạn vật quy nạp, xếp loại thành 5 loại, thì trong cơ thể người ta cũng như thế

– Đây là nền tảng của học thuyết Tạng Tượng, dễ ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị

III. Quy luật

Có 4 quy luật:

A. Quy luật tương sinh

– Mộc sinh Hoả

– Hoả sinh Thổ

– Thổ sinh Kim

– Kim sinh Thuỷ

– Thuỷ sinh Mộc

Tạo thành 1 chu trình và cứ thế tiếp nối hết chu trình này lại khởi sinh một chu trình khác mãi

– Mỗi hành lại có âm dương, tạo thành:

+ Dương Mộc – Âm Mộc

+ Dương Hoả – Âm Hoả

+ Dương Thổ – Âm Thổ

+ Dương Kim – Âm Kim

+ Dương Thuỷ – Âm Thuỷ

Từ đó vấn đề đặt ra là Dương Mộc sẽ sinh ra Dương Hoả hay Âm Hoả. Trong Ngũ Vận Lục Khí, có luật Thái Thiếu Tương Sinh giải thích và ứng dụng như sau:

+ Thái giốc sinh Thiếu Chuỷ, Thiếu Chuỷ sinh Thái Cung, Thái Cung sinh Thiếu Thương, Thiếu Thương sinh Thái Vũ và Thái Vũ sinh Thiếu Giốc, rồi tiếp tục theo sơ đồ

* Thái Giốc là Dương Mộc  *Thiếu Giốc là Âm Mộc

+ Thứ hai, sự vận hành theo quy luật: “Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản” như sau:

Mộc vận hành đến cùng tắc biến thành Hoả, và đang là Dương Mộc sẽ đến cực nên phản lại thành Âm Hoả

– Luật tương sinh được ứng dụng để giải thích trong y học như vầy rất dễ cho lâm sàng, hơn là Mộc sinh Hoả chung chung

– Nắm kỹ phần này để bước vào Tạng Tượng dễ, không bị rối

B. Quy luật tương khắc

Mộc khắc Thổ

Thổ khắc Thuỷ

Thuỷ khắc Hoả

Hoả khắc Kim

Kim khắc Mộc

* Tương sinh, tương khắc ở học thuyết này để giúp đỡ chế ước vừa phải, cùng vận hành tốt đẹp

Điều đáng chú ý là theo tư duy thời này, dương ra ngoài, còn âm chỉ hoạt động bên trong, mà mỗi hành đều có âm và dương, nên xét một cặp tương khắc thí dụ sẽ thấy

Dương chỉ khắc dương, không khắc âm nên Dương Thuỷ khắc Dương Hoả

Đây là vấn đề không có trong các sách, có trong thực hành y học. Và chừng mực nào đó, Âm Hoả hấp thụ năng lượng của Dương Thuỷ để hoà một cách khéo léo, thành của mình như sau

 

* Ở Can-Tỳ rất rõ, can khí khắc tỳ khí, lại giúp tỳ hình rõ (vận)

Giải thích cho điều này bằng quy luật phu thê của học thuyết Âm Dương khi dùng trong quan hệ Ngũ Luân cũng là một cách quan niệm học thuyết Ngũ Hành

Cách của Âm đối với Dương là vừa tòng vừa hoá, nói là “Nhu tòng cương, nhu hoá cương”

Những vấn đề này phục vụ cho y học, không dùng để lý luận suông, lạ một điều là thoả mãn khi phân tích các phương cổ, cũng như toa căn bản Võ Văn Hưng

Đây là lần đầu thầy viết ra, trước đây hầu như chỉ giảng, vì sợ lạ, khó hiểu chỉ có số ít tiếp nhận được; nghĩ lại cũng nên trình bày, vì kiến thức nên bổ sung điều chỉnh mới tốt hơn, vì mọi người có thể đồng thuận hoặc không đồng thuận, nhưng đây là sự thật từ cái thấy của một thầy thuốc lâm sàng vậy.

C. Tương thừa

– Thừa là cưỡi lên, ý là điều khiển luôn, như thừa mã là cưỡi ngựa

– Đó là tương khắc quá mức bình thường, gọi là:

+ Mộc thừa Thổ (sơ đồ minh hoạ)

+ Thổ thừa Thuỷ

+ Thuỷ thừa Hoả

+ Hoả thừa Kim

+ Kim thừa Mộc

Để có tương thừa, phải có các điều kiện sau đây

Quan hệ ngũ hành rối loạn, toàn thể hoặc từng cặp tương khắc (tổng trạng hoặc chức năng cặp tạng tương khắc)

Tạm thời hay đã lâu, có lặp lại theo điều kiện nào, có tính chất chu kỳ chăng

Công dụng của hành khắc mạnh lên

Phản ứng của hành bị khắc ra sao (phản ứng là Dương), có hai phản ứng:

4.1 Phản ứng đối kháng lại (có 3 cách biểu lộ trong y học) gọi là thực chứng

4.2 Phản ứng buông xuôi gọi là hư chứng

* Trong y học, mạch chẩn có một kiểu mô tả rất chính xác là: Mạch huyền tại Hữu Quan, ai cũng gặp qua.

1 – Đẩy sang tạng tương thắng là thận

2 – Đẩy ra kinh Tỳ (mô tả chức năng)

3 – Đẩy ra ngoài biểu là phủ vị, kinh vị (chức năng và kinh vị)

Vì ứng dụng trong y học nên đây là phản ứng của cặp tương khắc, gặp trong nội thương lẫn ngoại cảm, tạm gọi là phản ứng với đối khí

– Có lẽ từ các triệu chứng hiểu ra quy luật, xưa cũng vậy

D. Tương vũ

Vũ nghĩa là ý kinh lờn do bị yếu (khí bất cập) và hành bị khắc lấn áp ngược lại.

Ta có:

+ Thổ vũ Mộc

+ Mộc vũ Kim

+ Kim vũ Hoả

+ Hoả vũ Thuỷ

+ Thuỷ vũ Thổ

Sơ đồ tương vũ ngũ hành

Điều quan trọng là không có tương vũ trong nội thương, chỉ có trong ngoại cảm vì:

Y học là ứng dụng tư duy triết học Khổng, Lão là chính. Trong xã hội thời gian đó, cái xã hội quy ước luân thường đạo lý theo thuận thiên địa, đây là trường hợp không thể xảy ra bên trong nội bộ, khi bị bên ngoài xâm lấn (một quốc gia đời Chu rất nhỏ, có khi đi một chút là qua quốc gia khác) thì luân thường mới bị loạn, đây là ý niệm loạn luân đúng nghĩa: nội thì không, ngoại thì có thể

Cơ thể vận hành y như thế, ngoại cảm là do thời tiết xâm nhập loại khí nào đó vào cơ thể, tương vũ là dễ gặp, nhất là khi mà chính khí của tạng nào đó suy yếu, hiện tượng này tạm gọi là đối khí.

 

Tương tác facebook: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.