IV. Ứng dụng:

Học thuyết Ngũ Hành ứng dụng trong nhiều ngành, chúng ta chỉ khảo sát trong y học, có đặc tính riêng

Khoảng Hán Sơ, Nội Kinh ra đời do nhóm thái y triều đình soạn rồi in ấn, công bố, từ đó là kinh điển gốc. Theo GS. Huỳnh Minh Đức, nhóm này cách soạn, hành văn… giống như Bạch Hổ quán, có người đứng đầu, phân công cho nhiều nhóm nhỏ, nhỏ hơn, soạn thảo.

Vì Nội Kinh ứng dụng nhuần nhuyễn nhiều học thuyết mà các thiên không nhất quán.

Đây là chuyện quan trọng, nên theo ý riêng, chỉ dùng học thuyết Ngũ Hành tương ứng cho ngũ tạng, với các quy luật sinh khắc thuần tuý. Bởi vì chuyện xuất hiện 6 kinh lạc, tâm bào lạc, 6 phủ, phủ kỳ hằng… trong Nội Kinh không thuộc học thuyết Ngũ Hành.

Chúng ta tôn trọng tiền y, nhưng không thể tin bừa vì nhiệm vụ là bệnh nhân kìa.

Cho nên xác định học thuyết Ngũ Hành rõ thì học thuyết Tạng Tượng không còn mơ hồ, ứng dụng này quan trọng.

Ứng dụng kế tiếp là chẩn đoán và điều trị. Hiện các ý nghĩa chưa rõ ràng, thí dụ tả can dương đối với bài Long Đởm Tả Can thang thì triệu chứng chính là nhiệt (của tạng tâm, hành hoả) không phải động hành mộc…

Vấn đề quan yếu nữa, cái gì là mốc cho khái niệm trung bình cho toàn thân, từng hành, từng tạng

Để từ đó có mấy bậc cho thịnh, cho suy, cần xác lập.

 

V. Ý nghĩa bảng phân loại Ngũ Hành

Chúng ta xét một số ý có liên quan tới y học

Bảng phân loại mọi vật theo học thuyết ngũ hành
Ngũ Hành

 

Các

đặc tính

Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
1

2

3

Ngũ tạng

Ngũ thể

Động

Sinh

Phong

Can

Cân

Nhiệt

Trưởng

Hoả

Tâm

Huyết Mạch

Thấp

Hoá

Thấp

Tỳ

Cơ Nhục

Táo

Thu

Táo

Phế

Bì Mao

Hàn

Tàng

Hàn

Thận

Cốt Tuỷ

Đặc tính 1 và 3:

Động cũng là phong: Nhúc nhích, cử động

Mỗi khái niệm đều hàm ý đa dạng, ở y học, động hay phong là cử động cụ thể bao gồm cử động điều khiển được như chớp mắt, giơ tay… và cử động không điều khiển được như nhịp tim, nhu động ruột… cho đến vô hình như động của tư duy, lúc này sự dùng chữ phong dễ hiểu hơn: sự thay đổi của gió, nhờ nhìn tượng khác như cây, cỏ, cát đá, sóng… chứ phong thì vô hình

– Tạng can có các đặc tính này, còn gọi can chủ động

Nhiệt cũng là hoả: nóng, toả sáng

Hoả chắc chắn có lửa, nhiệt thì không cần thiết, thí dụ: chà xát 2 bàn tay thì có nhiệt nóng, không có lửa

Hoả thời xưa tượng trưng sự sáng, cho nên thấy rõ gọi là minh

Tạng tâm có các đặc tính này, còn gọi tâm chủ hoả hay nhiệt, thí dụ: huyết mạch đem nhiệt đi mọi nơi

Thấp: là ẩm ướt, có nghĩa chậm chạp, cũng có khi chỉ vùng đất ẩm ướt, sình lầy

+ Tuỳ hoàn cảnh, bối cảnh mà có nghĩa khác nhau, ở đây sự đa dạng ý làm phong phú cho hành thổ

+ Tạng Tỳ có các đặc tính đó, còn gọi là tỳ chủ thấp

Chữ chủ trong y có nghĩa là có quyền quyết định, trong đời sống cũng vậy, thí dụ chủ hộ

Táo: là khô ráo, cứng giòn, ngay thẳng, sạch

+ Tuỳ hoàn cảnh có nghĩa khác nhau, làm phong phú cho hành kim

+ Tạng phế có các đặc tính này, còn gọi phế chủ táo

Hàn: là lạnh, cái lạnh của thuỷ, mùa đông

+ Tuỳ hoàn cảnh, ý nghĩa sẽ khác nhau

+ Tạng thận có các đặc tính này, còn gọi thận chủ hàn

Đặc tính 2: chu trình sinh trưởng, hoá, thu, tàng

Ở góc nhìn tuần hoàn, mỗi vòng là một chu trình

Lấy thí dụ là vòng đời của một cây để hàm ý sự vận động của ngũ hành, đơn giản mà ý nhị

Các đặc tính này đều có trong ngũ tạng

 

Vòng tuần hoàn sinh trưởng hoá thu tàng

Sinh: là có cái mới, mầm sống xuất hiện, nó hoàn giống cái cũ vừa hoàn toàn mới, vì là cái khác, các hạt đậu nảy mầm là thí dụ, chồi từ thân cây, ngọn cây vào mùa xuân cũng vậy. Vật thể là vậy, khí cũng thế, nhưng tinh tế hơn: ý niệm chu trình mới bắt đầu từ mộc khí. Thay đổi, bắt đầu là thật sự thay đổi, người dân nói: đổi nhiệt

Trưởng:

Mầm ấy lớn lên dần, khi đầy đủ các bộ phận để sống, gọi là trưởng, quá trình trưởng, cây trưởng thành. Ý nghĩa là đầy đủ, khí cũng vậy, đầy đủ năng lực để toả sáng: hoả khí. Lớn lên, hình thể lẫn công dụng đến hoàn thành

Hoá:

Trưởng hết mức thì thay đổi thành cái khác: quá trình hoá, ở cây trưởng thành là ra hoa. Hình thể biến đổi vì khí biến đổi trước một chút, đó là thấp khí

Thu:

Kết quả nhận được là trái sau khi quá trình hoá xong xuôi, dù là trái còn non nhưng là thành tựu, trái gì ra trái ấy. Năng lượng thực hiện quá trình này gọi là táo khí, hay thu khí đều được

Tàng:

Trái chín, hạt đầy đủ chứa đựng mầm sống cho chu trình sau, gọi là quá trình tàng, thuỷ khí làm công việc này: tàng tinh

Khảo sát về các đặc tính này để hiểu học thuyết Tạng Tượng là chính. Có thể phát triển sâu hơn từng ý nghĩa và các đặc tính khác vì bảng phân loại còn dài lắm.

 

Tương tác facebook: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.