Cam thảo Bắc

Cam thảo Bắc nhập khẩu Liên Bang Nga
Cây cam thảo Bắc nhập khẩu Liên Bang Nga

Tên gọi tiếng Việt: Cam thảo Bắc.

Tên tiếng Trung: Quốc lão cam thảo (Glycyrrhiza uralensis Fisch.), Trưỏng quả Cam thảo (Glycyrrhiza inflata Bat.) hoặc Quang quả Cam thảo (Glycyrhiza glabra L.).

Phân bố: Tại Trung Quốc mọc nhiều ở vùng Nội mông, Cam túc và Tân cương, vùng Seribia ở Liên Bang Nga mọc nhiều hơn cả Trung Quốc.

Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây.

Phân loại: Tuổi ít, tua rễ, rễ phụ, rễ nhỏ/bé (như ngón tay trở lại) là cam thảo thường. Nhiều tuổi, rễ cái/rễ chính to như từ ngón chân cái trở lên gọi là Lão Cam thảo, là loại có thể coi là vô giá đối với thầy thuốc YHCT. Lão Cam thảo ở Trung Quốc có giá cao gấp 5-10 lần loại cam thảo thường.

Nam Y dược Phú Tuệ nhập khẩu từ Liên Bang Nga và phân phối/bán lẻ cam thảo Bắc các dạng, nguyên rễ, thái lát, bột, cao dược liệu dạng lỏng, sệt, khô, bột cao khô chiết siêu âm toàn phần. Điều đặc biệt là chỉ nhập Lão Cam thảo, loại nhiều tuổi, rễ cái/rễ chính, to, thẳng, đẹp, hàm lượng dược chất cao. Giá thành cạnh tranh với loại cam thảo thường của TQ.

 

Ở nước ta không có Cam thảo Bắc, nhưng có các loài cam thảo là tương tư cam thảo, cam thảo Nam và cam thảo dây hoặc cây Sóng rắn (miền Nam) cũng gọi là cây cam thảo, cần chú ý phân biệt. Điều đặc biệt, trong tài liệu của Trung y có nhắc tới: An Nam có loài cam thảo như cây cổ thụ, dân lấy vỏ cây làm thuốc, lõi cây làm nhà cửa. Loài cam thảo này mới thực sự tốt. Trong thuốc Nam cũng có nhắc tới loài cam thảo cổ thụ của người Việt cổ và đúng thật như Trung y mô tả. Trước nay tưởng chỉ là truyền thuyết trong Nam y, nhưng mới đây, chúng tôi đã tìm ra được một số cây nhỏ trong rừng, mới thấy một cây cổ thụ khoảng trên dưới 1000 tuổi.

Ở đây, chúng tôi xin nói về cam thảo Bắc, là loại cam thảo được ứng dụng nhiều trong Nam Y, Trung y và Y học hiện đại.

Qua nhiều tài liệu nghiên cứu đều nhận thấy tác dụng dược lý của cam thảo bắc là bổ trung ích khí, nhuận phế, chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư, mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị và cả tác dụng của thuốc. Do vậy khi cam thảo bắc dùng kèm với các vị có độc thì giải độc, hoặc với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, nhưng với thuốc giải biểu lại làm tăng thêm tác dụng của thuốc…. Đặc biệt cam thảo còn có tác dụng dẫn thuốc như dẫn các thuốc khí vào phần khí, dẫn thuốc huyết vào phần huyết, nhờ tác dụng dẫn thuốc của cam thảo cho nên không nơi nào trong cơ thể là thuốc không đến được, cũng vì vậy mà vị thuốc cam thảo bắc  mới có tên là quốc lão.

Phân biệt cam thảo Bắc với cam thảo dây, cam thảo Nam

Cam thảo dây còn gọi là Tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi (Abrus precatorius L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae Papilionaceae) thường dùng rễ và lá thay Cam thảo bắc ở nhiều nước (ở Việt nam, Ấn Độ, Mỹ.) trong các đơn thuốc nhưng chưa hợp lý. Tại một số nước như Giava giã hạt đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu, tê thấp. Tại Aán độ và Malasia lá sắc uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ. Tại Campuchia vỏ cây dùng chữa lị.

Cam thảo Nam còn có tên là Dã Cam thảo, Thổ Cam thảo, Giã Cam thảo (Scoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) cũng thường dùng thay Cam thảo bắc. Có tài liệu Aán độ nói trong cây có một hoạt chất là Amelin dùng uống để chữa các triệu chứng Acidose của bệnh đái đường. Có nơi dùng thay Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn độc. Tại Malasia nhân dân dùng làm thuốc chữa ho. Tại Braxin lấy nước ép Cam thảo nam thụt chữa bệnh tiêu lỏng và uống chữa ho. Liều dùng tùy tiện thường là 30 – 100g, sắc uống riêng hoặc phối hợp.


(Cam thảo dây – Abrus precatorius)


Cam thảo Nam – Scoparia dulcis)

Tính vị:

Sách Bản kinh: Vị ngọt bình.

Sách Danh y biệt lục: Không độc.

Sách Trân châu nang: Sống ngọt bình; chích ngọt ôn.

Qui kinh:

Sách Thang dịch bản thảo: Nhập túc quyết âm, thái âm, thiếu âm kinh.

Sách Lôi công bào chế dược tính giải: Nhập tâm tỳ.

Sách Bản thảo thông huyền: Nhập Tỳ Vị.

Sách Bản thảo kinh giải: Nhập thủ thái âm phế, túc thái âm tỳ kinh.

Thành phần hóa học chủ yếu:

Glycyrrhizic acid, glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquirintigenin, isoliquiriti-genin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid.

Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền:

Cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khát, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc. Các y văn cổ nói về tác dụng dược lý của Cam thảo bắc như sau:

Sách Bản kinh: ” chủ ngũ tạng lục phủ hàn nhiệt tà khí, kiện gân cốt, trưởng cơ nhục bội lực, kim sang thũng, giải độc”.
Sách Danh y biệt lục: ” ôn trung hạ khí, phiền mãn đoản khí, thương tạng khái thấu, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược”.
Sách Dược tính bản thảo: ” dưỡng thận khí nội thương”.
Sách Nhật hoa tử bản thảo : ” an hồn định phách, bổ ngũ lao thất thương, tất cả chứng hư tổn, kinh quí, phiền muộn, kiện vong, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh dưỡng khí”.
Sách Đồ kinh bản thảo: ” Cam thảo năng giải bách độc dược, vi chúng dược vi yếu. Tôn tư Mạo nói: có người trúng độc Ô đầu, Ba đậu uống Cam thảo là hết”.
Sách Bản thảo cương mục ( quyển 12) nói về Cam thảo viết: “giải tiểu nhi thai độc kinh giản, giáng hỏa chỉ thống. Còn dẫn lời Lý Cao nói với người dương bất túc dùng Cam thảo vị ngọt để bổ, cam ôn năng trừ đại nhiệt. thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo tính bớt nhiệt. Thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, vừa dùng thuốc hàn nhiệt gia thêm Cam thảo khiến tính bình”.

Sách Bản thảo hội ngôn: ” Cam thảo hòa trung ích khí, là thuốc bổ hư giải độc, kiện tỳ vị, điều âm dương, hòa dinh vệ”.

Sách Cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: “Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa, tác dụng điều bổ do vậy dùng với thuốc có độc thì giải độc, dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, thuốc giải biểu thêm Cam thảo sẽ tăng tác dụng. Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm Kỳ, giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy kịch. Thuốc trừ nhiệt tà kiện gân cốt, kiện tỳ vị, trưởng cơ nhục, theo khí vào phần khí, theo huyết vào phần huyết, không nơi nào là không đến được nên có tên là Quốc lão!”.

Tác dụng theo nghiên cứu dược lý hiện đại

1. Tác dụng giải độc:

Thuốc có tác dụng giải độc đối với nhiều loại như: cloralhydrate, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin., các loại barbituric, histamin. Tam hảo Anh phu báo cáo muối kali và calci của acid glycyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của Bạch hầu, chất độc của cá loại, rắn, hiện tượng choáng. Cửu bảo Mộc hiến và Tinh kỳ Hòa tử (Nhật bản 1954) đã báo cáo chất glycyrizin có khả năng giải độc do strychnin. Các tác giả khác còn cho biết khả năng giải độc của Cam thảo có liên quan đến sự thủy phân glycyrizin ra thành acid glycuronic. Năm 1953, Otto Gessner và năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm ứng Cử và Bi Tây Bình báo cáo trong Trung hoa Y học tạp chí (8:755-766) là Cam thảo có tác dụng giả độc đối với độc tố uốn ván. Chất Glycyridin có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại gan như Carbon tetrachloride. Chất Glycyridin còn có tác dụng hút các chất độc nhưng Cam thảo không có tác dụng giải độc với Atropin, Morphin, Stibium, lại có tác dụng tăng độc tính nhẹ đối với Ephedrin và Adrenalin.

2. Tác dụng chỉ khát hóa đờm:

Tác dụng chỉ khát có liên quan đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đờm.
Tác dụng như loại corticoit: Cam thảo có tác dụng giữ muối NaCl và nước trong cơ thể, bài thải Kali gây phù, làm tăng huyết áp ( Tạp chí Y học Trung hoa 1956,42(8):770-773).

3. Tác dụng chống loét đường tiêu hóa:

Trên thực nghiệm súc vật, cao lỏng nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết acid dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chóng lành.

Tác dụng chống co thắt đối với cơ trơn ống tiêu hóa (Dược học học báo 1963,10:688-698). Năm 1956,H.Berger và H.Holler đã thí nghiệm so sánh nước Cam thảo với tác dụng của Papaverin clohydrate thì kết quả là 1/450 và 1/3.100.

4. Tác dụng nội tiết tố dục tính:

Năm 1950, Christopher H. Costello (J.Amer Pharmaceut. ASS) đã báo cáo trong Cam thảo có chất tác dụng như nội tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch.

5. Tác dụng kháng khuẩn:

Cồn chiết xuất Cam thảo và acid glycuronic trong ống nghiệm có tác dụng ức chế các loại tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn coli, amip và trùng roi. Cam thảo còn có tác dụng kháng viêm. Thành phần kháng viêm chủ yếu là glycyricin và acid glycuronic. Và trên mô hình gây phản ứng dị ứng cho chuột Hà lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng histamin và làm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích.

Tác dụng đối với khả năng thực bào của tế bào thực bào ổ bụng của chuột nhắt. Nếu chuột ở trạng thái bị kích thích ( lạnh, nóng, đói) tức là sức chống đỡ của cơ thể yếu, Cam thảo có tác dụng làm tăng khả năng thực bào, còn nếu chuột ở trạng thái yên tĩnh thì thuốc lại có tác dụng ức chế. Nói lên tác dụng bổ của Cam thảo chỉ khi nào cơ thể suy nhược, còn lúc khỏe thì ảnh hưởng không tốt. Một chất chiết xuất từ Cam thảo gọi là Lx ( là Glucoprotein khác với Acid glycuronic) tiêm vào tĩnh mạch chuột nhắt sẽ làm giảm số tế bào có tác dụng miễn dịch và sinh kháng thể ức chế tác dụng miễn dịch.

Glycyricin của Cam thảo có tác dụng làm hạ mỡ rõ rệt nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động mạch.

Cam thảo cùng dùng với Sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ ở gan.

Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu và trên thực nghiệm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim.

Độc tính của Cam thảo rất thấp. Cao lỏng Cam thảo cho chuột lớn và thỏ uống trong 40 ngày theo dõi nhiễm độc bán cấp, đã phát hiện cân nặng tăng, tuyến thượng thận hơi teo và chức năng giảm. Cam thảo uống liều cao xuất hiện bụng đầy, kém ăn và rối loạn tiêu hóa. Chất thủy phân glycyricin có tác dụng dung huyết.

 

Nam Y Dược Phú Tuệ trên Facebook tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.