Lá đu đủ hỗ trợ và điều trị ung thư

 

Trong khi những người có trách nhiệm về y dược học hiện đại ở Việt Nam hoài nghi và phản đối nhiều loại dược liệu thiên nhiên theo y học dân gian và cổ truyền là điều trị được các bệnh hiểm nghèo, mạn tính. Trong đó, có việc dùng lá đu đủ hỗ trợ điều trị và điều trị ung thư, thì các nhà khoa học y học Mỹ và Nhật đã nghiên cứu, chiết xuất và phổ biến thành công. Buồn chưa!

Không trị được, thì bảo rằng mình chưa có cách trị, chứ bất kì thầy thuốc nào, thuộc nền y học nào, dù giỏi đến mấy, máy móc hiện đại đến mấy cũng không thể đại diện cho toàn bộ các thầy thuốc, nền y học, để tuyên bố thẳng thừng rằng, “không thuốc nào chữa được”. Cũng không thể vin oai khoa học, để bảo rằng, “không có cơ sở khoa học”, này nọ… và khước từ trị liệu, thậm chí, ra khuyến cáo, cấm người bệnh sử dụng những phương thuốc mà thực tế đã có kết quả.

Đúng ra, như người ta làm đấy. Chưa có cơ sở khoa học, thì phải nghiên cứu chứ. Vì là thực tế đã hiện hữu rồi kia mà. Thực tế và khoa học khác nhau. Khoa học nghiên cứu, tìm hiểu quy luật của thực tế, để nâng tầm giá trị, chứ không phải chưa tiếp cận, chưa hiểu gì, đã phủ nhận thẳng thừng. So với thực tế, sự hiểu biết của khoa học về dược liệu thiên nhiên mới chỉ như giọt nước trong đại dương mà thôi.

Mỗi nền y học có thế mạnh, đặc điểm khác nhau. Không một ai, khoa học nào có thể nắm vững, hiểu biết hết được. Cho nên, nếu không chữa được, thì bảo rõ ràng rằng, tôi, chúng tôi, nền y học tôi theo không chữa được bệnh này, chứ đừng có quả quyết là không thuốc nào chữa được nữa. Căn cứ vào đâu, lấy tư cách gì mà lại cứ tuyên bố thế chứ hả?

Thực tế cho thấy, các nước có nền y học hiện đại nhất thế giới càng ngày càng quay về sử dụng các loại dược liệu từ thiên nhiên, các bài thuốc dân gian, cổ truyền. Và họ nghiên cứu, đánh giá rất bài bản, công phu. Tất cả đều bắt đầu từ thực tế kết quả mà họ thấy (chứ không phải, tự dưng họ đem lá đu đủ đi nghiên cứu). Sau đấy mới ra sản phẩm và trở thành sản phẩm của y học hiện đại.

Đánh giá từ thực tế ở các nước phát triển y học hiện đại, hầu hết các bệnh nhân hiểm nghèo, mạn tính đều sử dụng ít nhất từ hai liệu pháp của hai nền y học trở nên, hoặc trước hoặc sau, hoặc song song và các thầy thuốc đều ủng hộ hoặc tư vấn thêm nếu biết. Nhưng ở Việt Nam, thầy thuốc Tây y không trị nổi là cấm tiệt luôn. Cho rằng hết cách rồi, chỉ có chờ chết hoặc sống chung với bệnh tật thôi, được ngày nào hay ngày ấy. Thuốc thang còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sự hợp thuốc hay không, nên cách này không được, phải dùng cách khác. Không biết cách thì xin lỗi bệnh nhân, chứ không thể quả quyết một cách mù mờ “hết cách trị” được. Về cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp đều không cho phép tuyên bố như vậy.

Rất nhiều vấn đề, nói thì lại mất lòng nhau. Mệt lắm!

Thông tin cơ bản về lá đu đủ trị bệnh:

– Tên tiếng Việt: Đu đủ
– Tên tiếng Anh: Carica papaya L.,
– Họ: Đu đủ – Caricaceae.

 Mô tả:

Cây cao đến 10m, mang một bó lá ở ngọn. Lá mọc so le, có cuống dài, mỗi phiến lá chia làm 8-9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm nữa như bị xẻ rách. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm xim ở nách những lá già. Hoa thường khác gốc, nhưng cũng có cây vừa mang cả hoa đực; hoa cái và hoa lưỡng tính, hoặc có hoa cái và hoa lưỡng tính. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống, rất dài. Cụm hoa cái chỉ gồm 2-3 hoa. Quả mọng to, thịt quả dày, trong ruột quả có nhiều hạt đen.

Bộ phận dùng:

Quả, hạt, hoa đực, lá, rễ, nhựa – Fructus, Semen, Flos musculus, Folium, Radix et Latex Caricae Papayae; papain (trong nhựa) và cacpain (alcaloid trong lá, quả, hạt).

 

Nơi sống và thu hái:

Gốc ở Mỹ chân nhiệt đới, Đu đủ được trồng khắp mọi nơi để lấy quả ăn. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm. Nhựa chích từ quả xanh đem phơi khô.

Thành phần hoá học:

Trong quả chín có chừng 95% nước, các chất đường, trong lá chủ yếu là glocuse 8,5%, một ít pectin, chất béo, một ít muối vô cơ (Ca. P.Mg. Fe), vitamin A, B, C. Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá, đều chứa chất nhựa mủ. Trong nhựa mủ này có men papain có khả năng hoà tan một khối lượng tơ huyết (fibrin) gấp 2000 lần khối lượng của nó. Men này có tác dụng tiêu hoá protid, biến đổi các chất có albumin thành pepton; cũng có tác dụng tiêu mỡ, tiêu các hydrat cacbon trong môi trường hơi kiềm hay trung tính. Nó cũng có tính chất làm dễ tiêu hoá và giải độc. Nó làm triệt tiêu progosteron, một hormon sinh dục cần thiết chuẩn bị cho tử cung thụ thai và duy trì sự sống cho bào thai sau đó. Carpain (có nhiều trong lá) có tác dụng gần như digitalin là loại thuốc làm mạnh tim. Hạt đu đủ chứa mysorin và kali myronat khi kết hợp với nhau tạo thành tinh dầu mùi diêm sinh hắc. Trong rễ, có nhiều kali myronat, trong lá có nhiều myrosin.

 Tính vị, tác dụng:

Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu. Đu đủ xanh vị đắng, ngọt, có tác dụng tiêu mạnh, nhưng ăn nhiều thì xót ruột. Nhựa mủ quả xanh làm tan vết nhơ ở da, lại có tác dụng trục giun, nhất là giun đũa. Còn có tác dụng chống đọng máu. Hạt cũng trừ giun, hạ sốt, lợi trung tiện, điều kinh và gây sẩy. Rễ hạ sốt, tiêu đờm, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả Đu đủ chín là một món ăn và bổ dưỡng giúp sự tiêu hoá các chất thịt, chất albumin. Quả Đu đủ xanh được chỉ định dùng trong suy thiểu năng tiêu hoá, dạ dày và tuỵ, trong sự giảm dịch vị hay sự lên men dạ dày, trong viêm dạ dày mạn tính, lên men ruột và viêm dạ dày ruột non của trẻ em. Quả Đu đủ xanh dùng ăn sống trong 3 ngày liên tiếp có thể gây sảy thai; quả Đu đủ chín dùng ăn hàng ngày sẽ ức chế sự thụ thai. Hạt thường dùng làm thuốc trị giun. Rễ dùng trị sốt rét và làm thuốc lợi tiểu. Lá Đu đủ dùng tiêu mụn nhọt. Lá nấu nước dùng tẩy sạch vết máu ở vải và rửa vết loét, vết thương, sát trùng. Nhựa Đu đủ bôi mặt bị tàn nhang và các vết nhơ khác ở da, hắc lào mới phát, các loại lở sần da ngoan cố. Hoa Đu đủ đực dùng trị ho gà.

Cách dùng:

Quả xanh dùng hầm với thịt. Lá, rễ thường sắc nước uống và rửa. Hoa hấp với đường, đường phèn. Nhựa dùng dạng bột hay xi rô, rượu thuốc, hoặc chế xi rô papain.

Đơn thuốc:

1. Chữa di, mộng, hoạt tinh: Quả Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống; cho 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả.

2. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ tam thất thì hiệu quả càng nhanh. Nước lá đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.

3. Ho gà: Dùng hoa Đu đủ đực 30g nấu lấy nửa chén nước, hoà tan với đường cho trẻ em uống ngày 2 lần.

 

Tương tác facebook: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.