3.2. Vấn đề quân hoả, tướng hoả, long lôi hoả

Y học được triều đình công nhận. Cho nên thuyết chính danh của Khổng Tử được áp dụng thiên lệch vào y học. Đó là “Quân Chi Quân”. Mặc nhiên xứng đáng là vua, mới gọi là quân, tức là quân thì không bao giờ sai trật, trật, sai là tại tướng làm sai.

Y học dùng ý của xã hội phong kiến đó, cho nên nếu có quân hoả là tạng tâm thì hoả đó để giúp các tạng phủ chứ không bao giờ sát phạt. Vậy nên, nếu có hoả gây tàn phá, chắc chắn là tướng hoả, và tạng nào cũng có tướng hoả

Quân hoả, tướng hoả là tầm phào trong kiến thức y học, cần loại hẳn

Long lôi hoả, nhìn sấm sét nghĩ ra hoả long lôi trong cơ thể, rồi liên hệ với tiềm long vật dụng, phi long tại thiên ư? Dù sao đây là tư duy lịch sử y học, không xem thường vì các vị thật sự quan tâm nên cố giải thích bằng nhiều cách. Có trách là người học cả tin, không suy xét, hoặc vơ đũa cả nắm, hoặc hối hả quay lưng.

Vì sự cần thiết điều chỉnh nền tảng y học, thầy mới viết ra, chắc chắn không ai viết như vầy, dù không đồng ý với ý xưa.

Cái biết này có thể bị tiếp tục điều chỉnh ở lời người sau, điều này cần thiết để kiến thức chuẩn mực lại dần. Do đó, không dùng Long Đởm Tả Can thang để tả tướng hoả, cũng không dùng Bát Vị để ôn nguyên dương

Song song, nhiều y gia rất hay từ Tam Tiêu này, các tư tưởng lớn như hậu thiên với vai trò của Trung Tiêu, các phương Tiêu Dao, Bổ Trung, Bình Vị, Việt Cúc… nhằm vào hoà nhân, lý Trung Tiêu

4. Các nguyên lý điều trị ngoại cảm trong Học Thuyết Tam Tài

4.1 Tà thắng khi chính suy thì có bệnh ngoại cảm

Thiên khí và địa khí giao nhau tạo thành thời tiết, khí hậu vùng miền, tạm gọi gọn là thiên khí. Đó chính là lục khí: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả (lưu ý là Linh Khu chỉ liệt kê phong hàn vũ thử mà thôi). Thời tiết dù thường hay biến động vẫn nuôi sống vạn vật, mới có trái đất xanh.

Con người nhận lục khí bằng các con đường: hô hấp, trao đổi khí qua kinh, bằng sự khai hạp của huyệt, cũng hiểu là bì mao, đường ăn uống và các sinh hoạt khác kể cả tình dục và các phương pháp tu luyện khác nhau như Yoga… Cũng lục khí đó sẽ tạo thành bệnh khi tràn ngập quá mức vào cơ thể (là dâm). Bèn trở thành Lục Dâm. Chính khí đã suy nên phải chịu như thế

Các loại khí đã trong người không làm tròn nhiệm vụ sàng lọc, tiếp nhận có mức độ vừa đủ loại khí cần thiết nên bị tràn ngập. Và tuỳ loại khí nào, ở đâu bị yếu và loại Lục Dâm nào tràn ngập mà có loại bệnh tương ứng

Ví dụ: Phong hàn tại Thái Dương kinh

+ Thấp nhiệt Hạ Tiêu

+ Thái Âm chứng

+ Phong nhiệt phạm phế

+ Hàn tả tại tỳ

+ Nhiệt tà nhập lý

Lục Dâm tràn ngập không cần thời tiết trái thường, như dịch theo đúng mùa, mà chính khí là quyết định và nguyên lý là:

Lục Khí > Chính Khí = Ngoại Cảm

Các học thuyết Lục Dâm, Thương Hàn, Ôn Bệnh khảo sát bệnh ngoại cảm đều theo nguyên lý này, dù mỗi học thuyết có đặc điểm riêng

Tuy đơn giản nhưng hiện nay y học chỉ chú ý tới khu tà mà bỏ quên phù chính

4.2. Chính khí quyết định đường đi vào ra của tà khí

Học thuyết Thiên Nhân Địa là nền tảng cho các học thuyết ngoại cảm

Một trận dịch, người không bệnh, cả người bệnh rồi thoát hiểm chỉ vì chính khí phồn thịnh hoặc kịp thời hồi phục, theo sơ đồ minh hoạ

Sơ đồ đẩy lui Lục Dâm tạo triệu chứng ngoại cảm

Điểm qua một vài ý về giai đoạn bệnh và triệu chứng

– Các giai đoạn theo các học thuyết, kể cả Tây y đều căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, cả cận lâm sàng. Mà triệu chứng là dấu hiệu phản ứng của chính khí với tà khí. Ví dụ:

Suy thận mạn thể khí hư lâu năm, nay bội nhiễm viêm phổi (nghi do lao hang qua X quang) hoàn toàn không triệu chứng viêm phổi, chỉ mệt dần rồi chết, trong 10 ngày, vì chính khí cạn kiệt.

– Đi vào các học thuyết ngoại cảm sẽ lý giải chi tiết triệu chứng với nguyên lý này, từ học thuyết Thiên Nhân Địa. Nhìn chung có 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tà khí xâm nhập tạo thành các triệu chứng ở vị trí chính khí nào bị hư, gọi là ủ bệnh với các tiền triệu không rõ ràng, do hư mà

+ Giai đoạn 2: Chính khí mạnh lên bằng sinh, khắc, bằng nhiều cách để tự cứu mình, vì đây là bản năng sinh tồn của mọi sinh vật; lúc này tạo ra các triệu chứng, diễn biến tốt xấu rõ ràng gọi là thực chứng trên lâm sàng:

Triệu chứng tốt là diễn biến triệu chứng tà bị đẩy ra ngoài như mồ hôi, tiêu chảy, ho…

Triệu chứng xấu đi khi kèm chính khí hư thêm hầu hết là mệt, đuối dần

Do đó chính khí quyết định đường đi vô ra của tà khí vậy.

5. Bệnh nội thương từ Học thuyết Tam Tài

5.1 Thượng phối thiên dĩ dưỡng đầu

Cùng với đức của thiên (thật ra là học, bắt chước theo) mà theo đó nuôi khí Thượng Tiêu (đầu) được trong, nhẹ, thiện, sáng suốt theo thời gian, mùa màng gọi là thuận thiên. Từ đó ứng dụng đa dạng. Ví dụ:

– Thuốc nhẹ, thơm đa phần vào Thượng Tiêu

– Phương pháp không dùng thuốc cũng vậy, châm, cứu, án ma, hay tự tập luyện đều nhẹ nhàng so với Trung Tiêu, Hạ Tiêu, nhằm thông dưỡng khí Thượng Tiêu

– Chủ ý là tư duy trong lành thì dẫn đạo cho hành vi đúng, cách sống đúng với thời; ở đây đang nói tới chúng ta đang học, đang là thầy thuốc đó.

– Khi cách sống sai, khí Thượng Tiêu sai thời, khí ấy đi nhiễu loạn, rồi hình thể bệnh sau. Ví dụ:

+ Thở không sâu do không vận động, lại thức khuya tổn tân dịch, làm hao khí Thượng Tiêu

+ Dễ nhiễm lạnh (phong và hàn) là thường gặp, đẩy khí hư xuống một bậc nữa

+ Rồi gặp yếu tố quyết định: nhiễm lao, tạo thành lao (phổi, hạch…) thể khí hư (cả tâm lẫn phế)

Thuốc kháng lao cực kỳ nóng, chứng tỏ điều này.

Kháng thuốc đa phần âm đã hư rồi

5.2. Hạ tượng địa dĩ dưỡng túc

Ban đầu mô phỏng, bắt chước địa hình mà hành xử cho đúng với nơi sống, làm việc; tỷ như núi cao hay đồng bằng hay sông rạch. Từ đó dẫn đến các tư duy khác, thí dụ ứng xử cho đúng với vị trí nơi sống và làm việc, gọi là thuận, là dưỡng túc (túc hàm ý dùng để đứng, ở đâu? Sai hay đúng nơi đang đứng)

Y học cũng ứng dụng như sau:

– Do lao lực và khí huyết hư dần, dẫn đến chứng toạ cốt phong, thuốc uống bài Độc Hoạt Tang Ký Sinh thang là đúng

– Do không lao động tạo đàm thấp khi khí hư cũng có tạo chứng toạ cốt phong, uống bài này là sai

– Những nghề ngồi lâu và hay suy nghĩ quá khứ, tương lai thường dẫn đến hội chứng tỳ khí hư với các loại bệnh của bộ tiêu hoá như: dạ dày, thực quản, đại trường, trĩ, gan mật… đủ kiểu, đều là bệnh nội thương do ứng xử bất thường, với vị trí sống và làm việc của người đó.

– Từ đó các bệnh này không tập thể dục không hết, nhân đây xác định tư duy câu: “Tỳ chủ tứ chi” và “Tỳ khí hư, tứ chi bất dụng”, do đạt được thường với vị trí sống mà hết bệnh.

– Thầy thuốc nay đang đứng ở đâu?!

Đó cũng là các bệnh trên chọn Kinh Dương Minh để châm trị: Dĩ dưỡng túc.

5.3. Trung bàng nhân sự dĩ dưỡng ngũ tạng

Bàng, nguyên nghĩa là đứng bên dường, như thiên hạ bàng quang. Hàm ý thấy hết mà không bị cuốn vô sự của nhân, cho nên thấy biết rõ ràng. Để rồi hiểu đạo nhân là luân thường, thì thuận thiên địa. Từ tư duy này mới ứng dụng vào nhiều vấn đề trong đó có y học qua ý dưỡng ngũ tạng.

Để hiểu rõ luật tương vũ không thể xảy ra trong nội thương, trong cái xã hội nhỏ xíu đó, cho rằng có, thì không hiểu tâm y đạo.

Ngũ tạng ra sao khi vận hành sinh khắc là kết quả của tình chí là nguyên nhân quan trọng khi người A nào đó tiếp xúc với xã hội; tuy nhiên còn các nhân tố khác như thói quen ngủ thức, nghề nghiệp… cũng dự phần khoẻ hay bệnh.

Vai trò của học thuyết Thiên Nhân Địa làm nền tảng tư duy cho Đông y thường được khảo sát ở nhân-sự này đây. Các dạng tình chí và tác hại như: Nộ thương can…khủng thương thận.

Hiểu đúng và linh động các khái niệm của từng cặp ngũ luân (không dịch nghĩa đen), quy luật tương sinh, tương khắc là điều cần thiết khi học Đông y. Nếu hiểu thuỷ khắc hoả chỉ là nước dập tắt lửa thì… đổi nghề tốt hơn.

Các sách thí dụ các cặp tương sinh, tương khắc bất thường rồi, nên không lặp lại ở đây. Chỉ bổ cứu các tư duy nền tảng để xác định bệnh của ngũ tạng đa phần do hậu thiên nhân sự, có các kiểu một tạng tự bệnh, hai tạng bệnh, ba tạng bệnh… các hội chứng lớn dương hư, khí hư, huyết hư, huyết ứ và khí trệ

6. Dưỡng sinh và Thiên Nhân Địa

Tư duy dưỡng sinh cho đúng thời Thiên Nhân Địa nên hiểu cho đúng, chỉ nói đến thầy thuốc và người bệnh.

Với người bệnh, vì chưa hiểu nên sai thời mà bị bệnh. Vậy thầy thuốc là chính, vì phải tuỳ trường hợp mà khéo chỉ ra cho người bệnh, để cùng hợp tác mà dứt bệnh.

Thí dụ nhiều bệnh nhân sống mà cực kỳ khổ sở với các phương tiện không cho chết được, thì kéo dài chất lượng sống đau khổ là sai trên tư duy dưỡng sinh, bạn có thấu hiểu chăng?

Thí dụ thầy thuốc học đàng hoàng, giảng dạy lại rằng: “Sài Gòn phải trị nhanh mới có khách”, bằng cách không dùng Lục Vị dù âm hư vì trị nhiệt sẽ chậm, không có khách, nên tạm đánh Long Đởm Tả Can thang, 3 thang, lui nhiệt nhanh, mới có khách. Ôi Sài Gòn! Đó là lý do tại sao thầy rất cực đoan với học trò, bệnh nhân đã trở thành khách hàng rồi.

Thí dụ đáp ứng nhu cầu của người bệnh thì thầy thuốc trở thành công cụ cho người bệnh thực hiện theo ý đồ của họ, rồi thuốc kích dục nam nữ, thuốc…

Và còn nữa, chỉ vì danh lợi, hữu và vô. Nhưng không sao, vì khi thấy sai bèn sửa cho đúng lại, đó là thái độ đúng thời theo Thiên Nhân Địa. Tuỳ thấy được thực tại bèn hiểu tư duy xưa, tuỳ mỗi thầy thuốc thấy Thiên Nhân Địa ra sao, tuỳ vậy.

Đây là thái độ tâm, tinh thần trong cuộc sống dưỡng sinh của thầy thuốc mọi thời đại.

7. Toa căn bản đến Bùi Chí Hiếu trong Học Thuyết Tam Tài

Không phân tích thuốc, bài thuốc vì đã có sách rồi. Chỉ nói đến tinh thần.

Từ Thập Bổn Thang (là toa căn bản) đến các bài thuốc chung đều thoả mãn tư duy Tam Tài.

Thay đổi vị thuốc cho đúng với mùa, thời tiết (thiên)

Thay đổi vị thuốc cho đúng với nơi sống của người bệnh (địa)

Thay đổi cách dùng thuốc cho đúng với loại người bệnh: trẻ em, người già, người đi làm, kẻ đi học… (nhân)

Cách tư duy này không bó tay thầy thuốc bao giờ, trong nhiều hoàn cảnh, bệnh cảnh khó khăn

Hai người này đào tạo ra nhiều thầy thuốc có tư duy thuận Thiên Địa Hoà Nhân, ví dụ:

– Với bài hạ áp tuy không giảm trị số huyết áp tốt, nhưng ổn định không dao động thì tốt, tốt nhất, vì trị nguyên nhân làm tăng huyết áp, bài phong thấp, bài tiêu chảy cũng vậy.

– Với phù chính khu tà từ toa căn bản, nội thương ngoại cảm đủ kiểu đều dùng được tốt.

– Đi về quê, hai tay không vẫn dùng thuốc thang vì ở mọi nơi đều có thuốc.

– Ở Sài Gòn, vẫn dùng ô rô Bến Tre, chùm gởi núi Cô Tô, cù đèn Tây Ninh, măng sậy Cai Lậy, sài đất, lá long não… giữa bao nhiêu thuốc Tây, bệnh viện.

– Vẫn sống cho dù từ các bệnh viện lớn trả về, với thuốc Nam.

Hai người nói là: Biết thuốc trước, học chữa bệnh sau

III. Định nghĩa

Là học thuyết khảo sát mối quan hệ của 3 đối tượng là thời tiết (Thiên), địa hình (Địa), sinh vật (Nhân), từ đó điều chỉnh cho đúng với thời tiết, địa hình, xã hội loài người, gọi là thuận Thiên Địa Hoà Nhân

Tư vấn qua facebook: Nam Y Phú Tuệ

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.