V. Ý nghĩa bảng phân loại âm dương

1. Cặp động tĩnh của âm dương 

Động Tĩnh
– Động để xác định chính nó. – Động bằng cách im lìm là tĩnh.
– Động là không yên, cử chỉ lẫn ý nghĩ. – Tĩnh là yên cử chỉ lẫn ý nghĩ/
=> Động thái nhanh: => Động thái chậm:
+ Co giật, máy giật nhẹ + Im lìm
+ Mạch loại sác + Mạch loại trì
+ Phản xạ gân xương tăng + Phản xạ gân xương giảm
+ Thuốc làm tăng động + Thuốc làm giảm động
+ Tỷ lệ tinh trùng tiến tới tăng + Giảm
v.v… v.v…

2. Cặp cương nhu của âm dương

Cương là cứng Nhu là mềm
– Mạch loại huyền khẩn – Mạch loại tế nhược
– Cách trị mạnh cứng cương pháp – Cách trị mềm dẻo nhu pháp
– Trương lực cơ tăng – Trương lực cơ giảm
– Thuốc làm cứng (cái mềm: cơ, cân) hoặc không dùng thuốc – Thuốc làm mềm (cái cứng: cơ, cân) hoặc không dùng thuốc
– Cây mọc thẳng, cứng, dễ gãy – Cây trườn, bò, mềm, khó gãy
– Động thái: cứng – Động thái: rũ rượi
– Tinh thần bệnh nhân cứng ngắc – Tinh thần bệnh nhân yếu đuối
– Kê toa dứt khoát, đúng – sai – Phép trị nửa chừng, bổ – tả
v.v… v.v…

3. Cặp hàn – nhiệt

Nhiệt Hàn
Nhiệt là nóng Hàn là lạnh
– Thuốc có tác dụng nóng – Thuốc có tác dụng giảm nóng
Ví dụ: Thuốc kháng lao rất nóng Ví dụ: NaCl 9% rất mát vì: lui âm hư, thuỷ dịch hao tổn
=> Trị lao thể hàn tốt, trị lao thể âm hư không tốt => là thuốc bổ âm mạnh
– Nơi mọc nhiều nắng nóng (cây) – Nơi mọc thiếu nắng (cây)
– Mạch loại nhanh và phù – Mạch loại chậm và trầm
– Các cách làm nóng: – Các cách làm mát:
+ Thụ động: được cứu + Thụ động: được chườm mát
+ Chủ động: tự tập thể dục + Chủ động: tự uống nước
– Sắc mặt đỏ, hồng – Sắc mặt không đủ đỏ, hồng
– Sờ nóng – Sờ lạnh
– Nằm xoải ra – Nằm co ro
– Cảm giác người bệnh nóng (dù không sốt) – Cảm giác người bệnh lạnh (dù có sốt)
– Huyết xuất ra đỏ tươi (ói, phân, tiểu, đàm, da, răng…) – Huyết khó xuất ra đen, sậm, tối
– Tăng bệnh khi gặp thời tiết môi trường nóng – Tăng bệnh khi gặp thời tiết môi trường lạnh
– Bệnh nhân biểu lộ nóng tính – Bệnh nhân biểu lộ trầm tính
– Đáp ứng với loại thuốc hàn, ngược lại – Đáp ứng với loại thuốc nhiệt, ngược lại

* 3 cặp này quan trọng trong y học; cần hiểu rốt ráo thì hầu như hiểu ý nghĩa học thuyết âm dương, các cặp còn lại có ý nghĩa rất riêng, tuy không quan trọng bằng, nhưng nói lên tư duy rất lạ của học thuyết này.* Đây là cách kiểm tra chẩn đoán, đúng hay sai, khi tái khám. Theo cách tư duy này, phát huy thêm cho nhiều trường hợp

4. Cặp ngày – đêm

Ngày Đêm
– Một kiểu truyền khí của kinh dương thủ túc, 6 kinh dương từ Tý tới Ngọ – Một kiểu truyền khí 6 kinh âm thủ túc, từ Ngọ đến Tý
– Bệnh bộc lộ, biến đổi vào ban ngày theo trục Tý Ngọ – Bệnh bộc lộ, biến đổi vào ban đêm theo trục Tý Ngọ

Trục Tý Ngọ Mão Dậu và khí lưu hành (chia theo Tứ Tượng) 

– Cũng dùng để đoán thời gian lui bệnh, bệnh tăng theo ngày hoặc mùa trong năm

– Từ đó thuốc nhận khí nào, thu hái, bộ phận dùng, cũng vậy

5. Cặp thanh trọc

Thanh Trọc
Thanh ở đây là trong Trọc ở đây là đục
Ví dụ màu thuốc trong, sáng Ví dụ màu thuốc đục, tối
– Dịch tiết trong: sổ mũi trong, nước tiểu trong v.v… – Dịch tiết đục: màu huyết trắng các loại v.v…
Và tư duy trong sạch (của thầy thuốc là chính) nên thấy biết rõ bệnh, người đang bệnh, tâm bệnh hay thân bệnh Và tư duy không trong sạch nên không thấy biết rõ bệnh, người đang bệnh, tâm bệnh hay thân bệnh
=> Δ và θ đúng => Δ và θ không đúng

6. Cặp khinh – trọng

Khinh Trọng
Khinh là nhẹ Trọng là nặng
– Như trọng lượng thuốc nhẹ – Như trọng lượng thuốc nặng
– Vì nhẹ nên ở trên, như đầu, thượng tiêu – Vì nặng nên ở dưới, như chân, hạ tiêu
– Đó còn chỉ nhẹ nên lưu hành thông suốt mà được không đau như trong K – Vì nặng nên không lưu hành thông suốt mà đau, trong bệnh ung thư chẳng hạn
– Thủ pháp nhẹ êm khi châm, lễ… – Thủ pháp nặng mạnh (dù tả hay bổ) khi châm, án ma…

7. Khí vị

Khí Vị
Khí ở đây là mùi Vị là do nếm mà biết
– Mùi thuốc càng thơm thì càng nhiều khí, thuộc dương – Vị thuốc càng rõ thì càng nhiều âm
– Là tiêu chuẩn định khí được – Là tiêu chuẩn định âm được

– Cặp này rất lạ, là phạm trù triết học, hiểu vô y học rất hay.

8. Cặp vô lợi

– Lợi được hiểu là có cái gì cụ thể, tạm gọi là danh hoặc vật thể, không hiểu là lợi của thuỷ lợi

Vô lợi là không vì cái lợi Lợi là cái danh hoặc vật thể
Như vậy: Vô lợi thì chứa hoặc có các đặc tính khác của dương, chủ yếu là khí Như vậy: Lợi thì chứa hoặc có các đặc tính khác của âm, chủ yếu là hình thể, huyết
+ Hành vi, thái độ tâm thầy thuốc rõ ràng, trong sạch và vì bệnh, người bệnh (từ lúc học đến lúc làm việc) + Hành vi… không vì bệnh, người bệnh, mà vì lợi
+ Tư duy bệnh nhân thích hợp với vô lợi, họ là nhóm người dễ đổi tâm hoàn toàn khi thấy hậu thiên bị sai, do đó thực hiện y lệnh, lời khuyên rất tốt + Tư duy lợi nên chỉ chú ý tới lợi ra sao (ăn ngon, mặc đẹp, hình thể, ai có danh để điều trị, thuốc mắc – rẻ, y học hiện đại, bài thuốc nổi tiếng) và khó thực hiện lời khuyên
– Đây là nhóm bệnh nhân hết đau, hoặc hết bệnh ngoạn mục: Đổi nguyên nhân bệnh – Đây là nhóm bệnh nhân diễn biến đúng quy luật để… nặng hơn.
– Thầy thuốc và bệnh nhân dễ hiểu nhau vì vô lợi Và chắc chắn tương cầu với nhau giữa thầy thuốc và bệnh nhân có tư duy lợi

9. Cặp thượng hạ

Thượng là ở trên Hạ là ở dưới

– Còn hàm nghĩa tư duy quan hệ xã hội: người trên kẻ dưới, y học cho rằng thầy thuốc có quyền với bệnh nhân; lợi dụng tư duy này mà có sai từ đây.

– Thầy thuốc – Bệnh nhân
– Nửa người trên (rốn – thắt lưng) hoặc thượng tiêu – Nửa người dưới hoặc hạ tiêu
– Đồng nghĩa với sơn cao thổ táo – Địa ty thuỷ thấp
– Giống với học thuyết Tam Tài là “Thượng phối thiên dĩ dưỡng đầu” – “Hạ tượng địa dĩ dưỡng túc”
– Ngoài ra, thái độ bắt chước Thiên là đức hiếu sinh – Thái độ bắt chước Địa là đức tàng xấu( kể cả cái xấu)

10. Cặp khí huyết

– Trong y học Đông y và y học hợp nhất ở tương lai, tư duy này hết sức quan trọng; xem như bao gồm các đặc tính của học thuyết âm dương

Ví dụ: Vacin là thuốc bổ chính khu tà, tốt hơn khi bệnh bùng phát thiếu hẳn thuốc bổ chính khí. Tế bào lạ có sẵn chính là tinh tiên thiên bất thường chờ yếu tốt hậu thiên kích hoạt; nếu hậu thiên biến đổi thì sao? Thái độ tâm, nghị lực của người bệnh quyết định rất lớn trong diễn biến bệnh, thầy thuốc thực hành chứng thực rõ, đó là chính khí, sách giáo khoa nào nói về điều này?

Cho nên, thầy thuốc Đông y cần hiểu cặp khí huyết này tốt mới dễ chẩn đoán và điều trị

* Khí huyết là đại diện cho ứng dụng học thuyết âm dương trong Đông y vậy

Khí Huyết
– Khí không chỉ là hơi thở, O2 bao gồm luôn – Huyết không chỉ là máu, mà bao gồm máu
– Khí còn bao gồm tư duy, vì từ đây mới hành động  (ví dụ ý thức muốn sống mới đi khám bệnh) – Nên hiểu huyết cũng là hình (cấu tạo cơ thể) thì đúng hơn, rộng hơn
– Khí bao gồm nhiều đặc tính của dương – Huyết bao gồm nhiều đặc tính của âm
* Như vậy các quy luật và hệ quả đều thoả mãn cho khí huyết, sau đây nhắc lại vài đặc tính của khí huyết

– Là công dụng như:

+ Lực cơ

+ Hoạt động của tế bào

+ Cách hoạt động của cơ quan, hệ thống

Ví dụ:

– Mắt nhìn rõ là can khí làm chủ

– Hệ tim mạch: lực đẩy máu lưu thông là tâm khí làm chủ

– Hệ hô hấp: cách thở là khí, do phế khí làm chủ

Ví dụ: hoạt động hệ tiêu hoá có nhịp nhàng là tỳ khí vận hoá tốt…

– Sự đóng mở của huyệt dẫn đến chức năng kinh là khí

– Giờ vượng suy của kinh dẫn đến chức năng tạng phủ mang tên, thịnh suy là khí thịnh suy

– Cách sử dụng khí đúng chỗ, đúng mức độ, đúng lúc gọi là chính khí thường (thường khí)

Ví dụ: cách thở lúc bình thường và lúc vận động tuy khác nhưng đúng, là thường

+ Hoạt động tiến tới của tinh trùng chính là khí

 

– Là cấu tạo như:

+ Cấu trúc cơ

+ Hình thể tế bào

+ Cấu tạo cơ quan, hệ thống

Ví dụ:

– Cấu tạo mục hệ là can huyết (hình) quyết định

– Hệ tim mạch: cấu tạo mạch máu, máu, tim là tâm hình làm chủ

– Hệ hô hấp: các cơ quản để thở do phế hình chủ

Ví dụ: cấu tạo hệ tiêu hoá có thay đổi, thành bệnh lý là tỳ hình bệnh…

– Cấu tạo vùng huyệt bất thường hay không do hình làm chủ

– Cấu tạo ngũ thể, tương xứng với chức năng, ngũ thể hiểu là hình cũng được

– Cấu tạo đúng vị trí, đúng số lượng, đúng mức cần thiết gọi là chính hình

Ví dụ: Lạc nội mạc tử cung là sai vị trí, chờ kích hoạt là hình không chính

+ Số lượng hồng cầu, hình dáng hồng cầu là chính hình khi bình thường

* Quy luật đối lập:
– Khí được xác định bởi huyết (vô hình, bên ngoài, công dụng…) – Huyết được xác định bởi khí (hữu hình, bên trong, cấu tạo…)
* Quy luật bình hành:
– Công dụng thế nào thì hình thể đương đương (khí bình hành huyết) – Hình thể thế nào thì công dụng tương đương (huyết bình hành khí)
Ví dụ: tập thở 2 thời dẫn đến thay đổi cấu tạo các cơ quan hô hấp trong u nội phế quản, hen suyễn, thoái hoá khớp vai… Ví dụ: Bụng to thì chắc chắn chức năng của tỳ (tỳ khí) đã rối loạn (với lâm sàng hoặc cận lâm sàng)
* Quy luật tiêu trưởng:
– Xét khí có trưởng có tiêu – Xét huyết có trưởng có tiêu
Ví dụ: làm việc trí óc, tay chân xong thì nghỉ ngơi (hoạt động rồi hồi phục) Ví dụ: tuổi thọ của tế bào hết thì tế bào mới thay thế tế bào cũ

Xét khí huyết tiêu trưởng:

Cùng lúc năng lượng sinh ra thì cấu tạo vật thể tiêu hao, khi tiếp tục năng lượng giảm thì vật thể được bù đắp, đây là mối quan hệ tốt thì gọi là hoà (khí huyết hoà, bất hoà)

* Quy luật hỗ căn
– Khí là khởi động trước, ý nghĩ được thực hiện bằng hành động, hình thể sẽ thay đổi theo. Đây là cách giải thích theo Đông y vì sao sâm làm tăng hồng cầu (một cách giải thích) – Huyết là hình thể, nhưng quy định tới cực của khí (thịnh hay suy) do đó giúp khí hoạt động, vì cho vật chất để tạo năng lượng
– Khí sẽ giúp huyết đổi – Huyết sẽ giúp khí đổi
Hệ quả dương sinh âm trưởng mà ta thấy khí sinh huyết trưởng
Ví dụ: các bài thuốc bổ khí sẽ làm nhiệm vụ sinh ra cái mới. Các bài thuốc làm thay đổi khí (sinh khí mới) có các vị thuốc nhẹ, thơm, trong… là đặc tính dương, cũng là khí dược Các bài thuốc bổ huyết làm lớn lên, làm đầy đủ lại cái hình. Các bài thuốc bổ huyết (hay hình) có các vị thuốc nặng, vị đậm, đục… là đặc tính âm, cũng là huyết dược
* Hệ quả cô dương bất sinh, cô âm bất trưởng mà ta có cô khí bất sinh, cô huyết bất trưởng
– Bài bổ khí như bổ trung thì có quy là huyết dược – Bài Tứ Vật thì có xuyên khung mang khí dược
– Toa căn bản Võ Văn Hưng muốn bổ khí, sinh khí thì không thể thiếu cỏ mực – Toa căn bản muốn bổ huyết không thể thiếu gừng
Đây là một dạng quan hệ khí huyết hoà

– Bảng phân loại vạn vật theo học thuyết âm dương còn rất nhiều như: tiểu nhân-quân tử, ác-thiện, sáng-tối… trên đây là vài ví dụ hiểu theo Đông y học

– Dù là thiển ý riêng, cũng trình bày, bởi vì giả sử học trò nào cũng viết ra thì ắt phải có cái tư tưởng chung làm nền tảng, còn cái riêng có khác nhau đi nữa thì là tư duy sáng tạo, lại nên khuyến khích

– Dù cái học là vô tận, cũng phải có vài nguyên lý khởi đầu làm nền tảng vậy

Theo dõi FB: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.