“Vi khuẩn ăn thịt người” – Whitmore
Nàng lộng lẫy vô cùng, trắng trong tới mức tuyết hờn sương ghen, không bị nhuốm màu bởi hoá chất nhuộm tẩm. Nàng có những chiếc cánh dạng cánh sao, cân đối, hài hoà, lấp lánh. Nàng đẹp tựa thiên thần trong tranh và quyền lực cũng tương tự. Cho sống được sống, bắt chết phải chết. Nàng khiến con người chết rất đau đớn, não, nội tạng, máu huyết, gân xương vỡ vụn hết. Gọi là sự chết ngạt của tâm hồn và mục nát của cơ thể (đây là đoạn tả về bệnh Whitmore mấy năm trước, khi tôi tình cờ gặp 1 ca bệnh).
Người ta ví von “ăn thịt người”, không phải loài vi khuẩn này ăn thịt người như ăn thức ăn, mà sự huỷ diệt của nó khiến cho da thịt người bệnh bị thối rữa, tiêu hao, mất mát, rơi rụng, bề ngoài tương tự như bệnh “phong cùi”.
Whitmore hay Melioidosis, gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, thường được gọi “vi khuẩn ăn thịt người”. Cho tới hiện tại, WHO chưa có nhiều thông tin. Theo Nature Microbiology – 2016, tổng hợp 22.338 hồ sơ báo cáo từ 1910-2014. Ước tính có 165.000 ca bệnh Melioidosis ở người và 89.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Vì sao WHO ít thông tin? Bởi bệnh lí này hiếm thấy, thường chỉ diễn ra ở các nước khu vực Đông Nam Á, Bắc Úc, Trung Quốc. Y học phương Tây không sẵn sàng đầu tư số tiền khổng lồ để nghiên cứu, bào chế thuốc đặc hiệu. Nghiên cứu, hiểu biết, chẩn đoán, điều trị Whitmore rất khó khăn, bệnh cảnh phức tạp, cơ hội thành công thấp, đầu tư chắc chắn sẽ lỗ to. Các nước có lưu hành bệnh này phải tự nghiên cứu là chính, thành tựu đạt được phụ thuộc vào điều kiện y tế, kinh nghiệm mỗi nước. Việt Nam là một nước trọng tâm diễn biến của bệnh. Vừa qua, Hội nghị khoa học lần thứ 9 về Whitmore diễn ra tại Hà Nội, với sự tham gia ít ỏi các nhà khoa học, chủ yếu ở các nước có lưu hành bệnh. Kết quả của Hội nghị vẫn đang chỉ là tiếp tục nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm điều trị. Chưa hình hành 1 công trình có tính phác đồ hệ thống, phổ biến nào cả. Chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều, tốn kém rất nhiều, không thể trông chờ WHO và/hoặc các công trình nghiên cứu, điều trị của các tập đoàn y-dược lớn trên thế giới.
Thời kì chiến tranh, lính Pháp, Mỹ coi bệnh sốt rừng ở Việt Nam là tử thần, là nỗi khiếp đảm, chính là sốt do Whitmore. “Huyền thoại” sốt Việt Nam vô cùng khủng khiếp lan toả từ đó. Ở thời điểm này, để xác định được người bị sốt do “nàng tiên trong suốt” là vô cùng khó khăn, mọi phương pháp chẩn trị đều dựa vào chứng lý biểu hiện trên lâm sàng.
Đến tận bây giờ, để chẩn đoán được cũng không dễ, từ dấu hiệu lâm sàng đến cận lâm sàng vẫn là một cuộc rượt đuổi, săn lùng đầy cam go của thầy thuốc, phụ thuộc rất nhiều vào máy móc, trang thiết bị. Có trường hợp 1 ngày phải lấy máu cả chục lần, hễ lên cơn sốt là lấy để tìm (do chỉ có thể tìm thấy nó khi lên cơn sốt cao), mà có khi cả tuần sau mới thấy. Hiện nay, để chẩn trị được Whitmore chỉ các viện cấp TƯ có thể làm.
Nhiều năm qua, Việt Nam không để ý mấy đến Whitmore, nghĩ rằng nó đã không tồn tại, phát triển rầm rộ như trước. Song, trên thực tế, nhiều người bệnh tử vong do sốt cao không rõ nguyên nhân biến chứng, có thể nghĩ tới do Whitmore, mà ít người điều trị nghĩ đến hướng này.
Bản thân tôi trong mấy năm gần đây cũng gặp vài ca, từ dấu hiệu lâm sàng, nghi ngờ, mà yêu cầu người bệnh đến Bạch Mai, 108, 103 thăm khám và điều trị. Kết quả đều đúng và các viện đều điều trị thành công. Kinh nghiệm của lực lượng quân y tiền bối nêu trên dấu hiệu lâm sàng là viêm khớp và chạy. Lúc đầu, có thể chưa sốt đã sưng đau khớp (nhất là khớp gối), nó thường chỉ ở 1 khớp 1 lần thôi. Sau thời gian ngắn, lại chạy sang khớp khác (khớp kia hầu như không còn dấu hiệu nữa). Rồi sau thời gian nữa có sốt kèm theo, thường sẽ lại chẩn đoán và điều trị theo kiểu viêm khớp cấp tính gây sốt. Ở giai đoạn này, rất dễ nhầm lẫn với viêm khớp cấp (thấp nhiệt, phong nhiệt). Cần phải hỏi kĩ người bệnh về triệu chứng ban đầu và môi trường tiếp xúc trước khi xuất hiện triệu chứng, thường là đi biển, ở vùng sông nước, rừng núi. Nắm được kĩ càng tiểu sử người bệnh, thì có thể phán đoán tương đối chính xác. Còn việc xác định chính xác và điều trị, đương nhiên phải các cấp viện có chuyên gia và trang thiết bị hiện đại.
Về điều trị, tất nhiên cần chuyển người bệnh lên hẳn các tuyến viện TƯ. YHCT nên tham gia về mặt hỗ trợ sức khoẻ, chỉ tấn công tổng lực, mang tính chủ trị khi YHHĐ khẳng định bó tay. Lúc này, tuy không khẳng định được gì, nhưng có cơ hội.
Tương tác facebook: Tại đây
Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.
Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây