VI. Ứng dụng học thuyết âm dương

– Học thuyết âm dương được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ tư duy đến hành vi của con người trong cuộc sống

– Học thuyết này cũng đan xen nhuần nhuyễn trong các học thuyết khác như học thuyết ngũ hành, ngũ vận lục khí, học thuyết kinh lạc…

– Một ứng dụng trong y học là dùng chẩn đoán, đánh giá tình thế bệnh, tiên đoán xu hướng và can thiệp điều trị

– Tuỳ theo cách dùng thuốc, dùng châm cứu, án ma, trật đả… mà ứng dụng có khác, nhưng một số nguyên lý căn bản nên hiểu đúng, rồi phát triển cái riêng

– Thái độ học để hiểu tư duy của học thuyết, không nên đưa ý đánh giá đúng sai, tốt xấu, cũ mới, vì hơn 2000 năm chắc gì hiện tại hiểu đúng quá khứ

– Muốn ứng dụng thành công, không khó, giảm lòng tư dục là hiểu, đây là sự thật

1. Chẩn đoán

– Được ứng dụng trong chẩn đoán qua Tứ Chẩn

A. Có các trường hợp sau đây trong nội thương:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 Thịnh
+

+ +       –  

+       –

 

+

+

 

Bình thường
 

 

+       –

+ +
D thịnh D thịnh DA thịnh DA suy DA bình D bình D bình D suy D suy Suy
A bình A suy A suy A thịnh A bình A thịnh

– Sử dụng các ý nghĩa của học thuyết âm dương để xét dương và âm

– Nói chung, dương là công dụng, hay khí cũng được; còn âm là hình thể, hay huyết cũng được

– Nhược điểm của cách này là cái mốc nào thì bình thường? Thịnh có bậc thang, có cực điểm không? Suy cũng vậy, chưa thống nhất, tuỳ thuộc mỗi thầy thuốc

– Khi đặt ra vấn đề thì sẽ có giải quyết vậy, ai làm?

B. Ngoại cảm

Có thể mô tả qua hai sơ đồ sau đây:

1 – Thương khí trước

2 – Tổn hình sau

 

Sơ đồ 1: Thương khí tổn hình

Ví dụ: Ho là thương khí, có đàm vàng là tổn hình

1 – Biểu: Triệu chứng chức năng

3 – Lý: Triệu chứng hình thể

2 – Triệu chứng cả hai, chưa đầy đủ

Sơ đồ 2: Biểu ngoài Lý trong

Ví dụ: Mắc tiểu hoài 1 ngày, khi tiểu rùng mình, ớn xương sống là biểu (dương). Sau đó tiểu lúc đục lúc trong là bán biểu bán lý (có dương và âm không đầy đủ). Sau đó tiểu đục, gắt, đau là lý (âm)

Các định hướng là chung, mỗi thầy thuốc phải tự chứng nghiệm trên lâm sàng thêm.

Δ kiểu này dễ học hơn 3 học thuyết lục dâm, thương hàn, ôn bệnh

2. Tiên đoán xu hướng diễn ra

– Tiên đoán bệnh sẽ tăng, dễ nguy hiểm (nếu đánh giá nội thương theo 9 trường hợp) khi:

+ Trường hợp 2 dương thịnh âm suy so với 1 dương thịnh âm bình

+ Trường hợp 4 dương âm suy so với dương âm thịnh 3

Tương tự như vậy kể cả ngoại cảm. Chỉ cần nắm nguyên lý rồi từ lâm sàng sẽ học được xu hướng diễn ra, không có cách khác

3. Điều trị

A. Nội thương

A.1 Điều trị chủ chứng, tập trung cho chủ chứng

Ví dụ: Tiêu chảy, lạnh, đau, chưa suy hình thể là trường hợp 9 dương hư âm bình, thì gừng khô là đúng

A.2 Điều trị tổng trạng khi đa bệnh cùng lúc

Ví dụ: Mất ngủ, đau đầu, rối loại cảm giác (tê), trên người già nhiều bệnh; sau khi đánh giá là dương bình âm suy là trường hợp 6 (thường gọi là hội chứng âm hư), thì bổ âm là đúng

Ví dụ: Để chận tử vong do âm dương cùng suy (trường hợp 4) khi gấp, chỉ cần nâng dương trước một bước: Quế hương tán

B. Ngoại cảm

Trong thực tế, dùng các phép trị kinh điển đều thoả mãn cách chẩn đoán theo kiểu này, mà dễ hơn

– Riêng thầy khẳng định rằng, toa căn bản Võ Văn Hưng thoả mãn nội thương ngoại cảm bởi ý phù chính khu tà

4. Tiên đoán xu hướng diễn ra khi điều trị

– Khi điều trị, xu hướng là có đoán, ai cũng vậy. Ở đây cần nói rõ phần chúng ta, thầy thuốc.

– Tiên đoán không đúng, lỗi ở thầy thuốc, không xét hoàn cảnh, bệnh nhân v.v… xét mình trước.

Hoặc chẩn đoán sai, hoặc điều trị sai!

Và ai cũng có thể sai, đó là sự thật – Để nhắc rằng, đừng ỷ lại

VII. Học thuyết âm dương ứng dụng với thuốc

Có phân loại ở quyển thuốc Nam, chỉ nhắc ý nghĩa tổng quát

* Thuốc bổ dương:

– Để trị dương hư, suy, tức động giảm, cương giảm, nhiệt giảm, có vậy nên bao gồm thuốc bổ khí ở mức độ công dụng giảm

– Đại diện là quế, gừng, củ xả, củ bồ bồ, thiên niên kiện…

* Thuốc bổ âm:

– Để trị âm hư, suy tức tĩnh giảm, nhu giảm, hàn giảm và bao gồm thuốc bổ thuỷ sinh tân, bổ huyết ở mức độ riêng

– Đại diện là cỏ mực, lẻ bạn, thuốc giòi, lá dâu, trái dâu, đào tiên… thuốc bổ thuỷ sinh tân là măng sậy, nha đam, ngọn mía (lạt, ít đường), đọt tre, đọt dừa nước… bổ huyết là dây hà thủ ô đỏ, trắng, gùi đỏ, huyết rồng, bí đỏ…

* Thuốc tả dương:

– Do chưa có sách nói về thuốc tả dương, thực ra vẫn có thuốc ấy, chẳng qua khi phân tích chi tiết thì xếp loại theo tác dụng cụ thể, hoặc chủ chứng rầm rộ

Ví dụ:

+ Khi dương thịnh mà bị bế, sinh động kinh, kinh giản… thì phép khai khiếu loại này chính là phép tả dương, lá long não, vỏ tỏi… đều động khí dương vậy

+ Loại trấn kinh tức phong nếu là âm dược thì không phải tả dương mà là bổ âm

+ Đa số nếu hiểu dương thịnh thì công dụng tăng, trường hợp này được dùng khái niệm vượng và uất, cho nên phép sơ khí giải uất cũng là phép tả dương và cũng dùng phương dược ở đây là khí dược. Đó là là lức cây, bạc hà, củ cỏ cú…

+ Làm giảm nóng nhiệt là dễ nhất, thuốc nhóm thanh nhiệt loại tả hoả, giải độc, lợi thuỷ và hạ:

Xuyên tâm liên, khổ qua, dây kim ngân…

Sài đất, bồ công anh, lá mật gấu…

Mã đề, râu bắp, ké hoa đào…

Muồng trâu, nha đam…

* Loại này đối kháng với dương nên là âm dược

* Thuốc tả âm:

– Ở trường hợp này, nên hiểu âm là hình thể, không cứng ngắc về chữ nghĩa

– Thuốc tả âm mục đích giảm hình thể tăng bất thường so với công dụng

– Bất thường toàn thân, hoặc hình thể tăng bất thường một vùng nào đó, lúc này bao gồm vật bất thường do nội thương hoặc ngoại cảm tạo ra, ví dụ:

+ Quá to béo toàn thân, phù toàn thân

+ Phù hai chân do ngoại cảm thấp tà

+ Gan to, lách to trong nội thương có phục tà

+ Khối u ở hạ tiêu

+ Khớp biến dạng một khớp hoặc nhiều khớp

+ Động mạch cảnh đập to rõ một bên

v.v…

– Nếu hiểu như vầy thì ra phép tả âm bao gồm nhiều phép trị khác, như hoạt huyết, lợi thuỷ trừ thấp, hạ… và thường là âm dược, huyết dược, nếu cần tác dụng nhanh một số âm dược có chứa khí dược như muồng trâu, hạt thảo quyết minh, mắc cỡ, kim tiền thảo…

Ví dụ:

+ Giảm béo: Muồng trâu, nhàu rễ…

+ Giảm phù chân: Ô rô, cỏ xước, ngó bần…

+ Giảm gan lách to: Nghệ vàng, râu mèo…

+ Giảm khối u hạ tiêu: Chó đẻ, ích mẫu, tô mộc, nghệ đen…

+ Khớp biến dạng: Cỏ xước, lá lốt, thổ phục linh, mắc cỡ…

+ Động mạch to, đập rõ: Rễ nhàu, mắc cỡ…

– Liệt kê nhiều là không cần thiết, chỉ khởi ý, các học trò cứ ứng xử với thuốc cho đúng thì lâm sàng đúng thôi.

– Các thuốc này, phép trị này, tư duy này đều có trong một bài thuốc: Toa căn bản Võ Văn Hưng

 

Tương tác facebook: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.