Học thuyết Kinh Lạc

I. Khái niệm

– Để thể của tạng phủ liên lạc và thực hiện chức năng (khí), đồng thời trao đổi với Thiên qua huyệt thì phải có một con đường, đó là hệ kinh lạc.

– Vì con đường thuộc khí nên vô hình (không mô tả bằng giải phẫu học được) dù vẫn tồn tại trên người sống.

Ví dụ 1: Kinh Thủ thái âm Phế quan hệ với tạng Phế

+ Kinh thực hiện chức năng của Tạng, Phủ mà nó mang tên.

+ Mỗi huyệt có một chức năng, chính là chức năng của tạng phủ.

+ Khí của mỗi tạng phủ là khí của kinh.

Ví dụ 2: Túc thái dương Bàng quang kinh.

Có hệ thống Du huyệt liên hệ với tất cả tạng phủ.

Khí Thái dương Bàng quang bao trùm ngoài cơ thể. Trong Thương hàn luận: tà tấn công vào Thái dương kinh biểu hiện bệnh lý đầu tiên.

Ngũ du huyệt:

– Sở xuất vi Tỉnh (nơi bắt đầu)

– Sở lưu vi Huỳnh (chảy vòng quanh)

– Sở chú vi Du (các nhánh nhỏ rót vào một)

– Sở hành vi Kinh (chảy nhanh, mạnh)

– Sở nhập vi Hợp (nơi vào trong tạng phủ)

=> Khí lưu hành trong kinh lạc như dòng nước.

Bổ huyệt Tỉnh (xuất), Tả huyệt Kinh (hành)

Tà khí qua huyệt Hợp (nhập) là vào đến tạng phủ.

Nguyên tắc trong châm trị:

Án nhi đắc (ấn vào kinh huyệt để biết khí hư, thực, đến, đi)

Nghênh nhi đoạt chi (đón tà để tả)

Tuỳ nhi bổ chi (rượt theo để bổ)

Bổ: khi khí hư, án thấy huyệt lỏng lẻo.

Tả: khi khí và tà thực, án thấy huyệt co cứng, súc tích.

 

II. Ứng dụng

1. Khí của tạng phủ thịnh hay suy biểu lộ qua kinh:

Tạng phủ khí thịnh -> Kinh khí thịnh

Tạng phủ khí suy -> Kinh khí suy

– Khám: Kinh dương chắc (súc tích) hơn Kinh âm

+ Vùng đường kinh qua án thấy Nhão -> Hư

+ Vùng đường kinh qua án thấy Chắc -> Thực

Giờ thịnh và suy của Tạng phủ khí, Kinh khí tương ứng:

Giờ 3-5 5-7 7-9 9-11 11-13 13-15 15-17 17-19 19-21 21-23 23-1 1-3
Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Sửu
Vượng Phế Đạ trường Vỵ Tỳ Tâm Tiểu trường Bàng quang Thận Tâm bào Tam tiêu Đởm Can
Suy Bàng quang Thận Tâm bào Tam tiêu Đởm Can Phế Đại trường Vỵ Tỳ Tâm Tiểu trường

Giờ kinh vượng: là giờ khí tạng phủ vượng (khí của kinh cũng là khí của tạng phủ thực hiện các công năng)

– Nếu bệnh do ngoại tà: triệu chứng sẽ rõ nhất trong ngày (chính khí mạnh lên sẽ tranh đấu và đẩy tà ra ngoài theo đường kinh hay phủ, khiếu… để truyền tống ra ngoài mà có triệu chứng tại đó vậy). Khi điều trị thầy thuốc phải để ý để tránh rối loạn với triệu chứng mới của bệnh nhân (kiểu xuất tà ra ngoài, sau đó bệnh nhân khoẻ hơn).

Ví dụ: Chứng toạ cốt phong thể Hàn tà vào Túc thái dương Bàng quang kinh. Nếu điều trị đúng bệnh sẽ được giải theo thứ tự: “Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới”. Do vậy, trong những ngày đầu bệnh nhân sẽ giảm đau lưng trước, nhưng chân có thể tăng đau hơn do hàn tà bị đẩy dồn xuống chân và từ từ xuất ra ngoài.

– Nếu bệnh nội thương chính khí hư: là giờ lui bệnh.

– Nếu bệnh nội thương thực chứng: giờ bệnh nặng lên, có thể có những đột biến xảy ra.

Giờ kinh khí suy: (giờ khí tạng phủ suy)

– Bệnh ngoại tà: triệu chứng bệnh lui (do chính khí suy không còn sức đấu tranh), nhưng cũng là giờ truyền biến vào sâu (tà mặc sức tung hoành), nếu nặng thì là giờ tử vong.

– Bệnh nội thương chính khí hư: là giờ bệnh tăng lên, nặng là giờ tử vong.

– Bệnh nội thương thực chứng: là giờ lui bệnh.

2. Ngoại cảm mượn đường kinh để xâm nhập vào tạng phủ.

Sử dụng trong kinh lạc chẩn (thuộc thiết chẩn) để chẩn đoán và điều trị.

 

3. Châm – cứu để điều chỉnh lại kinh khí hay tạng phủ khí trong nội thương lẫn ngoại cảm

 

4. Tính vị quy kinh:

Thái dương hàn thuỷ.                                              Thái âm thấp thổ.

Dương minh táo kim.                                               Thiếu âm quân hoà.

Thiếu dương tướng hoả.                                          Quyết âm phong mộc.

Ngũ hành Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
Màu Thanh Xích Hoàng Bạch Hắc
Vị Toan Khổ Cam Tân Hàm
Lục khí Phong Thử – Hoả Thấp Táo Hàn
5 quá trình Sinh Trường Hoá Thu Tàng
Chu trình cây Nảy mầm Lớn lên Ra hoa Kết trái Củ – hạt
Bộ phận dùng Chồi, hạt mầm Cây sắp ra hoa Hoa Trái Rễ củ, hạt
Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trường Vỵ Đại trường Bàng quang
Lục kinh Quyết âm Thiếu âm Thiếu dương Thái âm Dương minh Thái dương

Thiên “Lục vi chỉ đại trận” (Tố Vấn 68) viết:

Thiếu dương chi thượng, hoả khí trị chi, trung hiện Quyết âm.

Dương minh chi thượng, toá khí trị chi, trung hiện Thái âm.

Thái dương chi thượng, hàn khí trị chi, trung hiện Thiếu âm.

Quyết âm chi thượng, phong khí trị chi, trung hiện Thiếu dương.

Thiếu âm chi thượng, nhiệt khí trị chi, trung hiện Thái dương.

Thái âm chi thượng, thấp khí trị chi, trung hiện Dương minh.

Cái gọi là “bản” ý nói dưới đường đi của bản là cái “hiện khí” của “trung”. Dưới khí trung hiện là “tiêu” của khí. Khi mà bản và tiêu bất đồng nhau, đó là khí ứng ra với những tượng khác nhau. 

Tiêu bản trung khí đồ:

Kinh Thiếu dương Dương minh Thái dương Quyết âm Thiếu âm Thái âm
Bản Hoả Táo Hàn Phong Nhiệt Thấp
Trung hiện Quyết âm phong mộc Thái âm thấp thổ Thiếu âm quân hoả Thiếu dương tướng hoả Thái dương hàn thuỷ Dương minh táo kim
Tiêu Dương Dương Dương Âm Âm Âm
Xét tiêu – bản và trung khí Tiêu bản đồng khí. Mộc tùng hoả hoá Thấp Thổ sinh táo kim Tiêu và bản khác nhau Mộc tùng để hoá Tiêu và bản khác nhau Tiêu bản đồng khí. Thổ sinh kim
Trị liệu Tùng bản Tùng trung khí Tùng tiêu Tùng bản Tùng trung khí Tùng tiêu Tùng bản Tùng bản
Vai trò Khu: chốt cửa Hạp: đóng Khai: mở Hạp: đóng Khu: chốt cửa Khai: mở

Ví dụ: Thuốc vào Đốc Mạch:

Đốc mạch chủ quản các kinh Dương, muốn thuốc vào Đốc mạch thì phải tập hợp nhóm thuốc vào cả tam Dương kinh:

Kinh Thuốc bắc Thuốc nam
Thiếu dương kinh (tướng hoả) Thiên niên kiện Lá lốt
Dương minh kinh (táo kim) Ngũ gia bì Lấu, Trung quân
Thái dương kinh (hàn thuỷ) Quế chi Quế chi, Ngũ trảo

 

Tương tác facebook: Tại đây

Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.

Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.