Học thuyết Tam Tài
I. Khái quát
– Cùng các hoc thuyết khác hoàn thành trước Nội Kinh, như học thuyết Ngũ Vận Lục Khí là ứng dụng để đoán thời tiết thời Xuân Thu đã có, chính là tư tưởng của học thuyết Tam Tài
– Cũng không gọi hẳn là quy luật như Âm Dương, Ngũ Hành nhưng tư duy ảnh hưởng lớn đến y học. Do đó rất nhiều y gia là Lão giáo (xem Đông y toàn tập – Nguyễn Trung Hoà), tư duy thuận thiên địa cả Khổng và Lão đều tôn trọng dù hành xử khác nhau, Tiêu Dao và Tứ Quân là ví dụ.
Học thuyết Thiên Nhân Địa để lại một số tư duy như:
– Phát triển tư duy bản (thể) và dụng ngược nhau của học thuyết Âm Dương, những điều này làm rối hoặc rõ các vấn đề: “Thái dương chi thượng, hàn khí trị chi, trung hiện thiếu âm”, “Thiên giáng, địa thăng”. Cho nên cần hiểu căn bản là ở học thuyết này.
– Khái niệm thuận thiên địa hoà nhân cần hiểu đúng câu “Thượng phối thiên, dỉ dưỡng đầu, hạ tương địa dĩ dưỡng túc, trung bàng nhân sự, dĩ dưỡng ngũ tạng”. Thì hầu như hiểu bệnh nội thương là do người bệnh bất hoà nhân vậy; và hiểu Đông y viết chữ bệnh với bộ nạch (bệnh) bên trong là chữ nội (ở bên trong), có một vài điều phải từ cái nhỏ như vầy để thấy cái toàn thể.
– Vì nhiều tư duy có ảnh hưởng đến Đông y, mà trở thành không thống nhất lập luận đến thực hành, các dòng tư tưởng đan xen nhau, làm người học bị rối. Ở giai đoạn sau này, tuy khi dạy, thầy đã phân tích rồi, nhưng lần này viết lại cho rõ, các tư tưởng đó là:
+ Ly khảm ký tế, vị tế, chiết khảm điền ly, để dùng phép dẫn hoả quy nguyên với Bát Vị Quế Phụ
+ Hoả giáng thuỷ thăng, để dùng phép giao tâm thận với bài Thiên Vương Bổ Tâm đơn
+ Quân hoả, tướng hoả, long lôi hoả với các bài Bát Vị, Long Đởm Tả Can thang…
– Tuy không quy luật như Ngũ Hành, Âm Dương, nhưng là tư duy nền tảng “Thuận Thiên Địa” để nghiên cứu bệnh ngoại cảm, bao gồm các học thuyết kinh điển như Lục Dâm, Thương Hàn, Ôn Bệnh, để đưa đến nguyên lý:
Tà chi sơ thấu, kỳ khí tất hư
Chính khí quyết định đường đi của tà khí
– Dưỡng sinh là phương pháp tích cực trong điều trị chứ không phải dự phòng, phòng bệnh như tư duy hiện nay. Thầy khẳng định qua các bệnh nhân đã chết và còn sống. Đặc biệt trong ung thư, các bệnh không tìm được nguyên nhân từ các bệnh viện lớn về, đó là phép nhân hoà, mà khi bệnh nhân hiểu được, chính khí hồi sinh lập tức: Đắc thần.
Học thuyết này, thật ra viết lại mới thấy, thầy mang tư duy này làm việc lâu nay với tinh thần Võ Văn Hưng và Bùi Chí Hiếu:
+ Võ Văn Hưng với một toa căn bản phù chính khu tà, đã đạt được cái nhất trong y đạo, Nam dược
+ Vài bài thuốc chung của Bùi Chí Hiếu, hoàn toàn bất ngờ khi gặp thành công ngoạn mục chính trong chống chỉ định của bài thuốc, đó là: Bài hạ áp, bài phong thấp, bài tiêu chảy, là gặp nhiều nhất
II. Các tư duy
1. Thể và dụng
Trong học thuyết Âm Dương, Dương có đặc tính là thiên, là thăng, âm có đặc tính là địa, là giáng
Thiên ở trên, địa ở dưới, nếu cứ thế thì cả hai không gặp nhau, ở giữa không có gì
Thế là, đặt đó là thể, rồi cho dụng ngược lại thì thiên địa mới gặp nhau, giao nhau, vạn vật mới có
Như vậy thiên bây giờ lại giáng, địa lại thăng, tư duy này gọi hiện tượng đó là dụng
Dương, thiên thể thăng, dụng giáng
Âm, địa thể giáng, dụng thăng
Từ dụng của thiên, buông xuống thành tượng là ngũ khí (ngũ vận)
Từ dụng của địa, thăng lên, biểu lộ thành lục khí
Ngũ Vận Lục Khí cùng nhau vận hành mà có thời tiết
Sơ đồ thể và dụng của thiên địa
Tuỳ trường hợp, dùng thể hay dụng, dễ hiểu lầm, các ứng dụng sẽ dễ nếu hiểu rõ cái gốc thể hay dụng. Ví dụ:
Hột sen là kết quả thành tựu của thuỷ, thuộc âm, thuộc hình thể, dùng bổ tinh tiên thiên là dùng thể, khi dùng dụng thì mới dùng cái khí thăng của hột sen, lúc đó có tác dụng an được thần, khi hột sen hết thơm thì không còn dụng, đây là lý do thầy muốn mọi người phải sống với thuốc: nội trú đó!
Hãy nghĩ, tự cảm nhận mọi thứ trong y học, tìm hiểu thí dụ nữa
2. Từ thuận Thiên Địa Hoà Nhân đến Tam Tiêu
Thiên hàm ý những đặc tính tốt của Dương, gọi là đức của thiên, địa cũng hàm ý đức của địa
Trong vạn vật ở giữa, quan hệ phức tạp chỉ có con người dù bẩm thọ đủ khí tốt, cho nên thái độ là hoà
Sơ đồ từ Tam Tài tới Tam Tiêu
Khi chúng ta dùng từ hoà thuận mỗi ngày, đâu ngờ nguyên uỷ là vậy
Từ khái niệm Tam Tiêu này, suốt lịch sử y học, không rời, cho nên các trường phái nội thương, ngoại cảm là quá rõ vai trò học thuyết Tam Tài (3 vị trí, 3 người) là nền tảng
Cho nên với nội thương, các tiền y đưa yếu tố keté quả bất hoà là hai chữ tình chí, rất chính xác, thầy thuốc ngày nay, tại Sài Gòn hầu như chỉ hỏi có: nộ, hỷ, ưu, tư, khủng rất máy móc, cho đủ bệnh án và dĩ nhiên đâu thấu hiểu nguyên nhân trực tiếp, lâu dài, chồng chất tạo ra bệnh nội thương, huống hồ chi, chỉ được lối thoát cho người.
3. Từ Tam Tiêu đến các luận thuyết lớn
3.1. Thuỷ hoả ký tế và dẫn hoả quy nguyên với bát vị
Các triết y gia rất nhiều là Đạo gia, công lao lớn cho y học, nhưng tư duy này cao siêu, thoát tục và vì thế thường ứng dụng tư duy Kinh Dịch vào y, gọi là Y-Dịch. Các vị đều biểu trưng bằng các đơn quẻ, rồi diễn giải các mối quan hệ với bệnh lý bằng ý nghĩa của quẻ đó. Do đó phải học Dịch, mới học Y
Ngày nay, không học Dịch như xưa, nên không biết đâu sai đâu đúng. Tóm lược ý luận thuyết này theo sơ đồ sau:
Thuỷ hoả ký tế, dẫn hoả quy nguyên
+ Quẻ Ly là hoả là tạng tâm, hào giữa là âm, là thuỷ
+ Quẻ Khảm là thuỷ, là tạng thận, hào giữa là dương, là hoả cho nên thận dương tánh ôn
+ Quẻ Ly ở trên, dụng của hoả là giáng, vì gốc vẫn là hào dương ở duối, gọi là quy nguyên (về nguồn) và tâm mượn đường kinh Thái Dương Tiểu Trường để đạt tới Hạ Tiêu, đây là điều kiện cần
+ Quẻ Khảm ở dưới, muốn đón hoả về nguồn, thì phải ấm mới đồng khí tương cầu, do đó thận dương phải ấm ở giữa lòng thuỷ vốn hàn, nếu được vậy gọi là nguyên hoả ôn, thuốc giúp cho ôn thận dương là Bát Vị Quế Phụ. Xong, khi hào dương và tâm hoà thì làm thuỷ ấm mà quay về nguồn là quẻ Ly, hào âm. Cho nên sự chưng cất ấy tạo thành thuỷ khí ôn thăng lên Thượng Tiêu do thận khí mượn kinh Thái Dương Bàng Quang mà thăng, cho nên Bàng Quang Kinh Ôn, cả Đốc mạch hợp lại Thái Dương Bàng Quang chủ vệ khí (so với Tiểu Trường) xuất từ nguồn là thận dương. Vệ khí xuất từ Hạ Tiêu là từ đây (Thuỷ khí thăng là điều kiện đủ)
– Nếu hai quá trình này trọn vẹn gọi là thuỷ hoả ký tế (ký là gửi vào nhau, như ký sinh. Tế là giúp nhau). Tâm thận tương giao
– Nếu một trong hai không hoàn thành gọi là thuỷ hoả vị tế (Vị là chưa, chưa xong, chưa qua sông). Tâm thận bất giao
– Trong đa số tiền y nếu:
+ Xem thuỷ là quan trọng thì chọn thận làm gốc nên trọng dụng Bát Vị Quế Phụ
+ Xem hoả là quan trọng thì chọn tâm làm gốc nên trọng dụng Thiên Vương Bổ Tâm đơn
Các vấn đề khác, sẽ bàn rộng, sâu nhiều lắm, không kể xiết
* Vài nhận xét:
– Công lao các vị tiền y, tác dụng là có thật, tuy nhiên giải thích sử dụng đơn giản hơn thì dễ ứng dụng
Nếu dung cách lý giải này, không thống nhất quan điểm xuyên suốt Đông y, mỗi phương tễ phải dung quan điểm khác nhau. Các sách dịch, trích đã khác ý tác giả rồi, chắc chắn. Đối với Bát Vị Quế Phụ thì:
+ Thận Khí hoàn, Lục Vị Địa Hoàng hoàn rất khác mục đích, khác công thức, khác vị thuốc so với bài Bát Vị được lưu hành hiện nay
+ Chỉ cần nhìn Lục Vị Bổ Âm, Quế Phụ Bổ Dương là dùng dễ dàng, Âm Dương Lương Hư, hơi đâu lý luận
+ Phụ tử người Tứ Xuyên nấu với thịt ăn được?! chỉ biết thế, trong khi xứ mình ngộ độc Phụ Tử vì tích luỹ độc tố; thầy không xài Phụ Tử 20 năm có lẻ, xứ mình có Can Khương, Hắc Khương, Ổi Khương hợp dân, không độc, tại sao cứ dùng Phụ, Ô Đầu, đại nhiệt, tẩu tán, nhập lý phận dư sức
Đối với Thiên Vương Bổ Tâm đơn, phân tích ở nhiều lần (cổ phương 2017, các bài trị nội thương) nhắc lại chỉ cần hiểu tác dụng trị Thượng Tiêu tâm phế là đủ
Vấn đề chính là hiểu tạng tượng cho đúng mà thôi
Tương tác facebook: Tại đây
Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.
Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây