I. Lịch sử hình thành học thuyết âm dương:
I.1 Về thời gian:
* Các học thuyết hoàn thành trước Nội Kinh, Nội Kinh là ứng dụng vào y.
I.2 Đặc điểm hình thành:
-
- Là học thuyết căn bản cho Đông Y học, là học thuyết triết học.
- Không xuất phát từ Hà Đồ, Lạc Thư và Kinh Dịch.
- Không có tác giả chính thức như Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Kinh Dịch của Phục Hy, Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử hoàn thành; xem như đây là tư duy của người Trung Hoa cổ ở lưu vực Hoàng Hà.
- Hình thành qua hai quá trình quy nạp và diễn dịch nhiều thế hệ.
- Chịu ảnh hưởng chính từ Nho Giáo và Lão Giáo.
II. Định nghĩa học thuyết âm dương:
– Là học thuyết khảo sát hai hiện tượng, hai trạng thái, hai tư duy v.v… Theo nhau từng cặp và thoả mãn bốn quy luật đối lập, bình hành, tiêu trưởng, hỗ căn.
– Đây là sơ đồ biểu diễn ý tượng của học thuyết âm dương (có thể khoảng nhà Tống)
III. Quy luật:
1. Đối lập: Đối là ngược nhau, lập là xác định.
– Là quy luật xác định lẫn nhau vì ngược tính của 2 hiện tượng, 2 trạng thái, 2 tư duy…
Ví dụ: Có động vì có tĩnh, có cương vì có nhu, có nhiệt vì có hàn.
– Trong y học, dùng để:
+ Xác định chẩn đoán như dương thịnh
+ Tiên lượng bệnh, hoặc diễn biến như dương thoát.
2. Bình hành: Bình là bằng nhau, hành là làm, vận hành…
– Hai hiện tượng, trạng thái v.v… bằng nhau trong một chu kỳ, không phải tại một thời điểm.
Ví dụ: Ngày và đêm dài bằng nhau trong một ngày.
– Y học dùng với mục đích điều trị như ngưỡng quân bình âm dương, khí huyết và nhiều ứng dụng nữa, tuỳ mỗi người.
3. Tiêu trưởng: Tiêu là mất đi, trưởng là lớn lên.
– Hai tư duy, hai trạng thái v.v… lần lượt tiêu rồi trưởng theo chu kỳ.
– Y học dùng để tiên đoán diễn biến và can thiệp điều trị.
4. Hỗ căn: Hỗ là giúp đỡ, căn là rễ.
– Hai trạng thái, hai tư duy v.v… tuy ngược nhau, nhưng giúp đỡ nhau bằng cách bắt nguồn lẫn nhau gọi là điểm nhất dương và nhất âm.
– Trong y học tìm nhất âm hay nhất dương để định hướng điều trị các ca khó.
Ví dụ: Bệnh cảnh âm chứng nặng có nhất dương sinh ở giờ Tý hoặc Hợi là tốt.
IV. Hệ quả:
Chỉ xét các hệ quả dùng trong y học
1. Dương sinh âm trưởng:
– Sinh ra cái mới thuộc đặc tính dương, hoàn chỉnh hình thể là thuộc đặc tính âm. Từ đó bổ dương và bổ âm được dùng tốt hơn.
2. Cô dương bất sinh, cô âm bất trưởng:
– Cô là một mình, để tránh thái quá, một mình dương dù nhiều cũng không thực hiện sinh cái mới được, phải có âm thì mới trọn vẹn, âm cũng vậy.
* Nên đọc thêm quyển thuốc Nam và học thuyết âm dương, vì viết lại như vậy rất chậm, nên chỉ viết đại ý thôi.
Chú ý: Các học thuyết triết lý phương Đông làm nền tảng và ứng dụng vào YHCT, được chọn lọc, lược trích, tóm tắt từ cổ nhân và các bậc Lương y lão thành, tiền bối, để rộng đường tham cứu, ứng dụng.
Tương tác facebook: Tại đây
Nam Y dược Phú Tuệ ngoài hệ thống Phòng khám Chuyên khoa YHCT, còn chuyên nuôi trồng, thu hái, nhập khẩu, sơ/bào chế, sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc Nam, vị thuốc YHCT, chế phẩm, thành phẩm, thuốc YHCT các dạng cao, đơn, hoàn, tán, nang, nén. Bảo đảm hiệu quả cao, chất lượng tốt, an toàn, đạt chuẩn TCVN, GMP – WHO, bào chế đúng phép theo Dược điển Việt Nam và quốc tế.
Quý vị có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, vui lòng liên hệ theo thông tin đăng tải tại Website hoặc/và Tổng đài y khoa/Zalo: 09.115.51.115. Quan tâm Zalo OA tại đây