Chuyên mục: Túc Thiếu Dương

1. Cấu trúc: Kinh Túc thiếu dương đởm gồm 44 mỗi bên.

– Tuần hành bắt đầu tuần hành từ khoé mắt bên ngoài, đi ra trước tai, hướng lên đến góc đầu, lại hướng xuống phía sau tai rồi ngược lên cạnh đầu, ven theo đầu cổ đến kinh Thủ thiếu dương ở mặt trước, đến tận phía sau mi trên thì quay trở lại, giao với Thủ thiếu dương ở mặt sau, rồi xuống vào hõm vai.

– Mạch nhánh ở tai, từ sau tai đi qua huyệt Ế phong của thủ thiếu dương kinh đi vào trong tai, lại ra trước tai, đến phía sau khoé mắt ngoài, lại từ góc phía mắt ngoài tách ra, hướng đến chỗ huyệt Đại nhinh, tại đây hợp chung với phía sau kinh Thủ thiếu dương tam tiêu đến phía dưới ổ mắt, lại gập xuống qua chỗ huyệt Giáp xa để đến cổ, và nhập vào gặp mạch chỗ lõm vai, từ lõm vai vào lồng ngực, qua cơ hoành, nối liền cùng can tạng, về đởm, đi ven theo phía trong xương sườn, xuống rãnh háng ở hai bên bụng dưới chỗ huyệt khí xung, qua háng, gồ mu chui vào mấu chuyển lớn xương đùi.

– Mạch nhánh đi thẳng ở lõm vai, từ lõm vai xuống đến trước, hố nách, men theo cạnh ngực qua xương sườn 11 xuống dưới nhập vào mạch trước ở mấu chuyển lớn xương đùi, từ đó, đi xuống, ven theo cạnh ngoài xương đùi, cạnh ngoài khớp gối, đi xuống mặt trước xương mác, đến đầu dưới xương mác (huyệt Tuyệt cốt), đi hướng mặt trước mắt cá ngoài, ven trên mu bàn chân và kết thúc ở cạnh ngoài đầu ngón chân 4 (huyệt Túc khiếu âm).

– Mạch nhánh ở mu bàn chân, đi từ huyệt Túc lâm khấp trên mu bàn chân tách ra ven theo khexương cổ chân 1 và 2, đi ra sau góc móng ngón cái (huyệt Đại đôn).

2. Quan hệ tạng phủ: Thuộc đởm, đường lạc sang can, có quan hệ trực tiếp với tâm.

3. Chủ trị: Đau đầu, đau góc ngoài ổ mắt, phát sôt.

Dưới đây là công năng, tác dụng, phương pháp châm, cứu, cách xác định vị trí huyệt, hình ảnh các huyệt trên kinh Túc thiếu dương đởm: