Chuyên mục: Túc Thái Âm

1.Cấu trúc: Kinh túc thái âm tỳ gồm 21 huyệt mỗi bên.

– Tuần hành bắt đầu từ cạnhtrong đầu ngón chân cái (Ẩn bạch), ven theo đó đi lên qua bờ trước mắt cá trong, phân bố đến phía sau cẳng chân, men theo cạnh sau xương chày, chéo qua mặt trước của kinh túc quyết âm can, đi lên qua cạnh trong khớp gối đến phía trước cạnh trong xương đùi, đi lên cạnh ngoài bụng (cách đường trục giữa bụng là 4 thốn) vào tỳ tạng. Có liên lạc thêm sang vị, lại hướng đi lên qua cơ hoành, lồng ngực, qua hai bên hầu họng, đến cuống lưỡi,tản vào phía dưới lưỡi.

– Mạch nhánh ở vị, từ dạ dày phân ra đi lên thông qua cơ hoành, mạch khí đi luôn tới trong tâm tạng.

2. Quan hệ tạng phủ: Đi từ chân lên đến đầu, thuộc tỳ, đường lạc sang vị, quan hệ trực tiếp với tâm, phế, đại trường và tiểu trường.

3. Chủ trị: Trướng bụng, đau dạ dày, nôn mửa, ỉa chảy, đầy hơi, vàng da, cứng lưỡi, đau tức cạnh trong đầu gối và đùi. Chữa rối loạn tiêu hóa, phân nát, đau dạ dày, ngoài những huyệt trên kinh vị ra, cần lấy thêm huyệt ở kinh tỳ mới nâng cao hiệu quả. Ngoài ra cũng còn chủ trị chứng thấp, bệnh phụ nữ.

Dưới đây là công năng, tác dụng, phương pháp châm, cứu, cách xác định vị trí huyệt, hình ảnh các huyệt trên kinh Túc thái âm tỳ: