Chuyên mục: Mạch Đốc

1. Cấu trúc: Mạch đốc gồm 28 huyệt.
– Tuần hành ở chính giữa cột sống, bắt đầu từ Thận, chạy đến huyệt Hội âm, chạy tiếp đến huyệt Trường cường. Từ đây đường kinh chạy tiếp lên trên dọc theo cột sống đến cổ tại huyệt Phong phủ (từ đây đường kinh có nhánh đi sâu vào não), chạy tiếp lên đỉnh đầu đến huyệt Bách hội, vòng ra trước trán, xuống mũi, môi trên (huyệt Nhân trung) và Ngân giao ở nướu răng hàm trên.

– Từ huyệt Phong phủ (ở gáy), có nhánh đi ngược xuống 2 bả vai để nối với kinh cân của Túc thái dương bàng quang, chạy tiếp xuống mông và tận cùng ở bộ sinh dục – tiết niệu. Từ đây (từ huyệt Trung cực) xuất phát 2 nhánh.

− Nhánh đi lên trên: Theo kinh cân Tỳ đến rốn. Tiếp tục đi lên theo mặt sau thành bụng, qua Tâm, xuất hiện trở ra ngoài da ở ngực để nối với kinh cân của Bàng quang ở ngực, chạy tiếp đến cổ, mặt, đi sâu vào đồng tử và chấm dứt ở huyệt Tình minh.

− Nhánh đi xuống: Theo bộ phận sinh dục – tiết niệu đến trực tràng, đến mông (nối với kinh cân Bàng quang), rồi chạy ngược lên đầu đến tận cùng ở huyệt Tình minh (từ đây đi sâu vào não). Lại theo kinh chính Thận đi xuống đến thắt lưng ở huyệt Thận du rồi cho nhánh đi vào Thận.

2. Quan hệ tạng phủ: Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể, nên gọi “dương kinh chi hải” (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng tất cả kinh dương tạo thành dương của cơ thể.

3. Chủ trị: Đau lưng, đau thắt lưng, đau các chi, cứng cổ, trong trường hợp trúng phong: co giật, mất tiếng nói. Cứng và run các chi. Đau đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đau răng, sưng hầu họng. Cứng ưỡn lưng, tê các chi.

Dưới đây là công năng, tác dụng, phương pháp châm, cứu, cách xác định vị trí huyệt, hình ảnh các huyệt trên mạch Đốc: